Thông tin chung về dự án:
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan thực hiện: Tổng cục Môi trường
Cơ quan đồng thực hiện: Tổng cục Lâm nghiệp
Nhà tài trợ: Quỹ Môi trường toàn cầu
Cơ quan đại diện nhà tài trợ: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc
Thời gian thực hiện dự án: 2011 – 2015
Mục tiêu của dự án:
Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho hệ thống khu bảo tồn nhằm bảo tồn các vùng đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu góp phần bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Các kết quả chủ yếu của dự án
Kết quả 1: Khung chính sách, pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất nhằm hỗ trợ tạo nguồn tài chính bền vững cho các khu bảo tồn
Đầu ra 1.1: Các văn bản dưới Luật Đa dạng sinh học được xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lý khu bảo tồn, phù hợp với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
Đầu ra 1.2: Chính sách về tài chính cho các khu bảo tồn được xây dựng cho phép tạo và quản lý hiệu quả nguồn thu trong từng khu bảo tồn nói riêng và toàn bộ hệ thống khu bảo tồn nói chung
Kết quả 2: Trách nhiệm và quy trình quản lý rõ ràng, thống nhất nhằm hỗ trợ các cơ chế tài chính bền vững cho khu bảo tồn
Đầu ra 2.1: Phương thức quản lý hệ thống các khu bảo tồn rõ ràng, thống nhất và có sự phối hợp giữa các bên liên quan
Đầu ra 2.2: Cán bộ khu bảo tồn ở tất cả các cấp được tập huấn các kỹ năng cần thiết như quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh; quản lý du lịch; giám sát và quản lý có sự tham gia của cộng đồng
Đầu ra 2.3: Các biện pháp khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khu bảo tồn được xây dựng
Kết quả 3: Củng cố kiến thức và kinh nghiệm về các phương án tài chính bền vững thông qua các hoạt động trình diễn
Đầu ra 3.1: Các mô hình thu thập và chia sẻ nguồn thu hiệu quả nhằm hỗ trợ tạo nguồn tài chính bền vững cho khu bảo tồn
Đầu ra 3.2: Các mô hình phối hợp hoạt động và chia sẻ nguồn lực giữa các khu bảo tồn lân cận
Đầu ra 3.3: Các mô hình lập kế hoạch đa dạng sinh học ở cấp tỉnh và cấp địa phương
Kết quả 4: Thông tin về đa dạng sinh học và hiện trạng khu bảo tồn được thu thập nhằm hỗ trợ công tác quản lý khu bảo tồn và tạo sự ủng hộ của cộng đồng cho hệ thống khu bảo tồn
Đầu ra 4.1: Một phương pháp giám sát theo hệ thống để hỗ trợ các quyết định quản lý khu bảo tồn và lập ngân sách theo các chuẩn mực quốc tế
Đầu ra 4.2: Một phương pháp báo cáo cho toàn hệ thống về hiện trạng và các xu hướng đa dạng sinh học theo các chuẩn mực quốc tế
Đầu ra 4.3: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và các mối đe doạ đối với khu bảo tồn
Ban Quản lý dự án
- TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Giám đốc dự án
- Th.S Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Phó Giám đốc dự án
- Th.S Nguyễn Xuân Dũng, Chánh Văn phòng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Phó Giám đốc dự án
- Th.S Trần Huyền Trang, Quản đốc dự án
Thông tin liên hệ Văn phòng dự án
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Detech Tower, Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình Hà Nội
Điện thoại: 0439413308
Fax: 043795 6994
Email: paproject@gmail.com
Tin liên quan
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
- Một số hình ảnh Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (19/11/2004-19/11/2024)
- Vườn Quốc gia Biduop – Núi Bà kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển
- Các hoạt động của Ban nữ công Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà: Khám phá “nóc nhà Tây Nguyên”