Ngày 19 tháng 4 năm 2018 tại Thành phố Đà Lạt, Ban quản lý Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang tổ chức hội nghị lần thứ 5. Tham gia hội nghị có đại diện tổ chức JICA tại Hà Nội; đại diện Ủy ban quốc gia UNESCO và Ủy ban quốc gia MAB Việt Nam; đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Ban quản lý, Hội đồng tư vấn, Ban thư ký Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Langbiang; đại diện các Sở và đơn vị chủ rừng; UBND các huyện, xã trong tỉnh Lâm Đồng; Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững hợp phần 3; các doanh nghiệp tư nhân và đại diện cộng đồng trong KDTSQ Langbiang.
Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Quản lý Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang và Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí – Chủ tịch Ủy ban quốc gia MAB Việt Nam chủ trì hội nghị, các đại biểu tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các nội dung: Kế hoạch hoạt động của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang; Kế hoạch giám sát đa dạng sinh học; Định hướng các hoạt động trong thời gian tới của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang.
Bên cạnh đó, Hội nghị lần thứ 5 Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang có các bài tham luận về diễn đàn quản lý hợp tác (CMP) – một công cụ cho quản lý hợp tác, hệ thống giám sát đa dạng sinh học cho Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang, chương trình giáo dục môi trường về với thiên nhiên,… và thảo luận về các hoạt động quản lý hợp tác, cải thiện sinh kế cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa của Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững tỉnh Lâm Đồng đang triển khai thực hiện các mô hình, hỗ trợ cho Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang.
Ông Phạm Vinh Quang – Tổng thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu tại hội nghị: Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang là Khu dữ trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam nhưng đã thể hiện đây là mô hình tốt cho các KDTSQ tại Việt Nam vì thông qua diễn đàn quản lý hợp tác để tạo cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và các bên liên quan với người dân để giải quyết các vấn đề nảy sinh và tạo thương hiệu. Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí: Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang đang đưa nhiều ý tưởng quốc tế vào hoạt động của mình nên đề nghị Ban quản lý KDTSQ Langbiang chia sẻ kinh nghiệm quản lý hợp tác trong kỳ họp tới của các KDTSQ Việt Nam. Cần tập trung thêm vào lĩnh vực giáo dục môi trường để tăng cường quản bá hình ảnh, vai trò của KDTSQ với sự tham gia của ngành giáo dục Lâm Đồng. Văn hóa tại KDTSQ này là văn hóa của nhiều tộc người đồng bào dân tộc đã tạo ra nét đa dạng văn hóa và không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận nên cần sử dụng văn hóa để bảo tồn và phát triển.
Tin liên quan
- Thúc đẩy hợp tác công tư trong hành trình phát triển bền vững
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà