Một số kết quả đạt được của Hợp phần Hợp phần đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)

Hợp phần đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USIAD tài trợ hướng tới mục tiêu duy trì và tăng cường chất lượng bảo vệ rừng; bảo vệ và cân bằng các quần thể động vật hoang dã ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn loài – sinh cảnh tại Việt Nam

 

Theo bản tin tháng 6 năm 2022 của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) thì Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học đã triển khai và đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:

Hợp phần đã xác định 43 chuỗi giá trị tiềm năng phát triển sinh kế: Dự kiến khi được triển khai các sản phẩm có giá trị cao bao gồm lạc, hạt điều, cà phê, nuôi ong và tre nứa sẽ mang lợi ích cho một số lượng lớn cộng đồng phụ thuộc vào rừng. Các chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ khác như thảo mộc, cây thuốc và quế sẽ được Hợp phần định hướng tới cộng đồng có đất canh tác hạn chế và sinh sống không tập trung.

Với sự phối hợp của các đối tác tại địa phương, Hợp phần đa dạng sinh học đã tổ chức kỷ niệm ngày Thế giới động vật hoang dã (WWD) từ ngày 3-6 tháng 3 năm 2022 tại các tỉnh Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Trị, Lâm Đồng và Vườn quốc gia Cát Tiên với thông điệp “khôi phục các loài quan trọng để phục hồi hệ sinh thái” thông qua phát biểu của đại diện các cơ quan có thẩm quyền, đoàn đạp xe diễu hành, hội thảo bảo tồn động vật hoang dã,… Các hoạt động nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị, sự chú ý của truyền thông quốc gia với sự tham gia của hơn 600 người; thông qua các hoạt động, 700 người dân địa phương nâng cao nhận thức nguy cơ lây lan dịch bệnh do tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp; khởi động các nhóm bảo tồn cộng đồng, 9 nhóm với 126 thành viên nòng cốt ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam. Việc thành lập các nhóm này là nền tảng cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng tại địa phương, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học.

Một hệ thống bẫy ảnh với hơn 900 điểm đang được thiết lập, đây là một trong những hệ thống bẫy ảnh để giám sát đa dạng sinh học lớn nhất ở Đông Nam Á, các hình ảnh thu được từ hệ thống bẫy ảnh sẽ cho phép các nhà bảo tồn và quản lý đánh giá xu hướng động vật hoang dã theo thời gian, đồng thời cung cấp chỉ số và đầu vào quan trọng để xác định chính sách và hành động bảo tồn thích hợp,…