Phát hện một quần thể chà vá chân đen ở núi Chứa Chan – Đồng nai

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, đây là quần thể Chà vá chân đen này là khá lớn với số cá thể đếm được là 16 con – trong đó có 3 con non và một số Chà vá mẹ đang trong thời gian mang thai.

Mới đây, trong chuyến khảo sát động, thực vật ở vùng núi Chứa Chan – Đồng Nai, các thành viên của website Sinh vật rừng Việt nam đã phát hiện ra một quần thể Chà vá chân đen có tên khoa học là Pygathrix nigripes. Đây là khảo sát nhằm đánh giá đa dạng sinh học ở vùng núi Chứa Chan – chuẩn bị cho dự án đầu tư khu du lịch sinh thái của tỉnh.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, đây là quần thể Chà vá chân đen này là khá lớn với số cá thể đếm được là 16 con – trong đó có 3 con non và một số Chà vá mẹ đang trong thời gian mang thai.
Chà vá chân đen là loài động vật thuộc họ Khỉ Cercopithecidae, bộ Linh trưởng Primates. Chúng sinh trưởng trong các cánh rừng già ở độ cao từ 300m trở lên so với mực nước biển. Loài này thường sống thành từng nhóm khoảng từ 3-20 cá thế, trú ngụ trên các đỉnh núi hoặc sườn núi có độ dốc lớn. Chà vá chân đen sinh sản mỗi năm 1 lứa và mỗi lứa chỉ có 1 con. Mùa sinh sản của loài này không cố định nhưng chúng thường sinh con vào mùa xuân.

Chà vá chân đen thường kiếm ăn vào buổi sáng và buổi chiều, trưa và tối trở về nghỉ ngơi – thời gian nghỉ của chúng khá lâu. Loài này di chuyển chậm hơn Vượn và rất dạn người. Khi di chuyển để kiếm thức ăn là các loại quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy, chúng gây ra những tiếng động xào xạc chứ không khẽ khàng như các loài khác.

Chà vá chân đen là loài thú quý hiếm được sách đỏ thế giới xếp vào bậc E (1). Loài này có lông ở mặt và cổ khoang màu hạt dẻ; Phần lông trên trán và đỉnh đầu có màu xám đen. Bộ lông của Chà vá dày, mềm mại và có nhiều màu sặc sỡ. Lưng của chúng có những đốm màu đen xám. Chân, tay và đuôi của Chà vá rất dài (hơn 58cm). Phần lông ở hông Chà vá có màu trắng và chuyển sang xám đen ở vùng bẹn và lông đuôi có màu trắng đục.

Ở nước ta, trước đây, loài Chà vá chân đen sinh sống ở nhiều nơi, có những nơi số lượng khá phong phú. Trong những năm gần đây, do săn bắn quá mức, Chà vá chân đen đã trở nên rất hiếm hoi và mức độ đe dọa được xếp vào bậc V (2). Đây là lần đầu tiên phát hiện phát hiện ra quần thể Chà vá chân đen khá lớn ở vùng núi Chứa Chan. Mặc dù một diện tích lớn ở vùng núi này đã bị tàn phá để làm nương rẫy, đất canh tác các loài cây nông nghiệp và hẩu hết các khu rừng còn sót lại ở vùng núi này cũng bị tàn phá. Tuy nhiên một vài năm gần đây với sự quan tâm của tỉnh uỷ UBND huyện Xuân Lộc và lực lượng kiểm lâm Xuân Lộc, màu xanh đã được trả lại và nhiều loài thú quí hiếm năm trong sách đỏ Việt Nam đã sinh sôi, một số loài thực vật quí hiếm cũng đã hồi sinh.

Việc bảo vệ cấm sắn bắn và khai thác các khu rừng còn sót lại ở vùng núi Chứa Chan là vô cùng bức thiết vì hệ thực vật ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thức ăn và nơi cư trú cho không chỉ đối với loài Chà và chân đen mà còn một số loài động vật hoang dã khác đang được điều tra và phát hiện ở đây. Được biết, tỉnh Đồng Nai chuẩn bị có kế hoạch đầu tư trồng rừng, xúc tiến nuôi dưỡng tái sinh và lập dự án đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái. Khu du lịch này sẽ tạo công ăn việc làm cho những người dân sống quanh vùng, thu hút đầu tư nước ngoài và bảo tồn nguồn gen đặc hữu, cây thuốc và các loài động vật hoang dã của vùng núi Chứa Chan nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.