Lâm Đồng kêu gọi giảm tiêu thụ thịt động vật hoang dã

(LĐ online) – Ngày 20/3, tại Đà Lạt, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp cùng UBND thành phố Đà Lạt, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Chi cục Kiểm lâm, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD) với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”, nhằm kêu gọi tất cả mọi người hành động vì ĐVHD.

Thanh niên tham gia chiến dịch truyền thông kêu gọi giảm tiêu thụ thịt động vật hoang dã

Tại lễ phát động, ông Nguyễn Lương Minh – Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học và là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu, trong đó Lâm Đồng đóng góp một phần quan trọng với tính đa dạng sinh học cao nhất cả nước. Lâm Đồng có hai hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái đất ngập nước, với hệ sinh thái rừng chiếm diện tích lớn và phân bố trên các đại cao khác nhau với các kiểu thảm thực vật rừng đa dạng.

Ông Nguyễn Lương Minh – Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã nhấn mạnh rằng, Lâm Đồng đang có 220 loài động vật rừng bị đe dọa cấp quốc gia theo Sách Đỏ Việt Nam, 98 loài bị đe dọa toàn cầu theo Danh lục Đỏ IUCN và 115 loài được bảo vệ theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ

Ông cũng cho biết, Lâm Đồng đã thống kê được 3.490 loài thực vật rừng, 393 loài nấm lớn, 86 loài thú, 301 loài chim, 102 loài bò sát, lưỡng cư; 686 loài côn trùng và 111 loài cá. Trong số đó, có 220 loài động vật rừng bị đe dọa cấp quốc gia theo Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007), 98 loài bị đe dọa toàn cầu theo Danh lục Đỏ IUCN và 115 loài được bảo vệ theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông Minh, việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD đã gây ra tình trạng giảm đáng kể số lượng động vật hoang dã hiện nay. Do đó, nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo vệ động, thực vật hoang dã, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, dự án WWF phối hợp với Ban quản lý dự án VFBC Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, UBND TP Đà Lạt cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông giảm cầu tiêu thụ thịt ĐVHD.

Các đại biểu dự lễ phát động chiến dịch truyền thông

Chiến dịch này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ ĐVHD và cần thiết phải giảm việc tiêu thụ thịt ĐVHD.

Thông điệp chính của chiến dịch là “Con người có cặp, thú rừng có đôi; ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”. Chiến dịch kêu gọi mọi người ngừng tiêu thụ và mua bán trái phép thịt ĐVHD nhằm giữ gìn sự đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động vật hoang dã khỏi tuyệt chủng.

Tại lễ phát động ở Đà Lạt, ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng có bài phát biểu và kêu gọi mọi người cùng sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Ông kêu gọi không tiêu thụ thịt thú rừng, không mua bán hay biếu tặng các sản phẩm động, thực vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là thịt thú rừng và chim hoang dã.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt kêu gọi mọi người cùng sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học

Ông cũng yêu cầu không tham gia cung cấp, tàng trữ hay vận chuyển các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là thịt thú rừng và chim hoang dã. Ông cũng kêu gọi người dân và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tuyên truyền cho người thân và cộng đồng về việc cần thiết chung tay bảo vệ động, thực vật hoang dã.

Thanh niên các đơn vị của tỉnh tham gia hưởng hứng chiến dịch truyền thông bảo vệ động vật hoang dã

Ông Sơn cũng kêu gọi các cơ quan, tổ chức, chính quyền, xã hội, nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, doanh nhân và cộng đồng dân cư ở Đà Lạt cùng hợp tác để giảm nhu cầu tiêu thụ thịt ĐVHD và đến mục tiêu ngừng hoàn toàn việc này để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Lễ phát động diễn ra tại Quảng trường Lâm Viên còn có sự tham gia đông đảo của đoàn viên, thanh niên và sinh viên. Có nhiều hoạt động tương tác nhằm thay đổi hành vi và quan niệm xã hội để giảm cầu tiêu thụ thịt ĐVHD. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng để bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên.

Đông đảo sinh viên tham gia chiến dịch truyền thông kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã

Các hoạt động tương tác và trò chơi tại lễ phát động cũng giúp cho các bạn trẻ hiểu về các loài động vật hoang dã được bảo vệ theo quy định pháp luật và nhận biết những hành vi có nguy cơ vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD.

Ca khúc chủ đề của chiến dịch “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” đã được các bạn trẻ hưởng ứng thông qua một tiết mục dân vũ tập thể.

Các bạn trẻ hưởng ứng chiến dịch truyền thông thông qua một tiết mục dân vũ tập thể trên nền bản nhạc chủ đề của chiến dịch “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”
Thanh niên diễu hành ở trung tâm thành phố với biểu ngữ kêu gọi người dân ngừng ăn thịt thú rừng, bảo vệ động vật hoang dã

Đại diện WWF-Việt Nam cho biết, lễ phát động này là một phần trong chuỗi các hoạt động truyền thông sẽ được triển khai trên toàn tỉnh, nhằm đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau như sinh viên, người dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và ẩm thực.

Đại diện WWF-Việt Nam và Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học tặng biểu tượng của chiến dịch cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt
WWF-Việt Nam và Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học mong muốn, thông qua chiến dịch truyền thông lần này sẽ tạo sự quan tâm và thúc đẩy hành động từ cộng đồng và chính quyền nhằm bảo vệ động vật hoang dã

Việc tiêu thụ trái phép thịt ĐVHD gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sinh thái hệ. Nó ảnh hưởng đến cân bằng tự nhiên, gây suy giảm số lượng và đa dạng loài ĐVHD, cũng như đe dọa sự tồn tại của các hệ sinh thái. Đồng thời, việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ trái phép cũng là hành vi vi phạm pháp luật và đe dọa sự bền vững của các cộng đồng địa phương.

Thông qua chiến dịch này, WWF-Việt Nam và Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học mong muốn tạo sự quan tâm và thúc đẩy hành động từ cộng đồng và chính quyền.

Nguồn: Báo Lâm Đồng