Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, với sự giúp đỡ của các Sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, năm 2014 Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước đã đặt ra.
Một số kết quả đạt được trong năm 2014:
1. Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã ký hợp đồng giao khoán 49.564,53 ha với tổng kinh phí chi trả cho cộng đồng là: 18.390.305.465 đồng cho 1.415 hộ dân và 05 đơn vị.
Vườn đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 29 vụ trong đó: 06 vụ cháy rừng tự nhiên, 12 vụ phá rừng trái pháp luật, 1 vụ lấn, chiếm rừng và đất lâm nghiệp, 10 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản. Đã giải tỏa được 191.507 m2 đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, tái lấm chiếm. Tháo dỡ, phá bỏ: 1.630 m hàng rào kẽm gai 15 chòi tạm,1.101 dây bẫy thú. Cứu hộ 31 cá thể động vật hoang dã. Trong năm 2014 xử phạt hành chính 79.500.000 đồng.
2. Chương trình phục hồi sinh thái
Chăm sóc rừng thông trồng: năm 3 (20 ha) kinh phí 108.000.000 đồng; năm 4 (30 ha) kinh phí là 150.000.000 đồng. Trồng rừng sau giải tỏa (20 ha) và trồng rừng thay thế 05 ha với kinh phí 590.000.00 đồng và tỉa thưa nuôi dưỡng rừng thông trồng 20,31 ha.
3. Chương trình phòng cháy, chữa cháy rừng
Trong mùa khô năm 2013-2014 do thời tiết khắc nghiệt đã xảy ra 24 vụ cháy trên toàn lâm phần quản lý, diện tích cháy chủ yếu là thảm cỏ (dưới tán) 41,54 ha. Vườn đã phát hiện và dập tắt kịp thời nên không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Với phương châm 4 tại chỗ Vườn đã thực hiện đạt 99,62% phương án PCCCR mùa khô năm 2013-2014 với tổng kinh phí là 921.768.630 đồng.
4. Chương trình nghiên cứu khoa học
Đã xây dựng và nộp đề xuất dự án “Nhân giống và trồng cây Nhật Bản tại Vườn thực vật” từ nguồn tài trợ của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản; Tiếp tục lập hồ sơ xin vốn đối ứng để hợp tác với Viện công nghệ sinh học trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện đề tài “Phân lập và chọn lọc vi sinh vật enzyme ngoại bào từ một số khu vực của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà để xây dựng phương pháp bảo tồn lưu giữ nguồn sinh vật này phục vụ cho các ứng dụng trong phát triển các chế phẩm phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững”; Làm việc với Viện sinh thái học Miền Nam: Phối hợp tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Bảo tàng sinh thái và văn hóa cho VQG; đề xuất các chương trình nghiên cứu khoa học năm 2014; tiếp tục làm ô định vị 25 ha; Chuyển vườn ươm và xây dựng phòng nuôi cấy mô do Công ty Cây thuốc Việt tặng và nhân giống một số loài đặc hữu; Nhân giống để bảo tồn ngoại vi các loài cây quý hiếm: Thông hai lá dẹt, Thông đỏ, Pơ Mu, Thông Đà Lạt…; Nuôi cứu hộ một số loài động vật quý hiếm được lực lượng kiểm lâm thu giữ; Tiếp nhận và nhân giống một số loài cây bản địa của Australia và Nhật Bản; Xây dựng phòng nghiên cứu vòng năm do Đại học Columbia, Hoa Kỳ tài trợ; Xây dựng dự án hợp tác giữa Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà với Công ty TNHH Cây thuốc Việt và BioDetection (Hà Lan) để xây dựng phòng thí nghiệm dược liệu; Điều tra, nhân giống một số loài cây bản địa qúy hiếm của Vườn quốc gia phục vụ công tác bảo tồn; Thúc đẩy hợp tác với Viện sinh thái & Tài nguyên sinh vật để xây dựng Hồ sơ công nhận VQG Bidoup Núi Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Thiết kế chi tiết vườn thực vật để cùng làm việc với các chuyên gia của Quỹ các vườn thực vật – Trust, Úc; Phối hợp với Ủy ban Chương trình Con người và Sinh Quyển (MAB) Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang; Phối hợp, hỗ trợ tổ chức Wildlife at Risk để nghiên cứu về Đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia; Đề xuất với Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng một số đề tài khoa học công nghệ cho năm 2015: “Điều tra, thu thập và tuyển chọn một số loài Chim thuộc họ Công Trĩ (Phasianidae) nhằm gây nuôi, nhân giống” và “Thuần hóa kết hợp một số loại rau rừng vào hệ canh tác hiện có tại vùng đệm Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà”.
5. Chương trình phát triển du lịch sinh thái
Năm 2014 Trung tâm Du lịch sinh thái & Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã đón 6052 lượt khách thăm quan trong đó có 3862 lượt khách nội địa và 2190 lượt khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động bán vé trong năm là 479.955.800 đồng. Trung tâm đã giới thiệu về các tour, tuyến, điểm du lịch tại VQG trên các phương tiện thông tin, như: website, truyền hình, báo, đài Lâm Đồng, tạp chí Langbiang, VTV2, sổ tay hướng dẫn du lịch Lâm Đồng, …; tổ chức đón đoàn Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, giới thiệu quảng bá về VQG Bidoup Núi Bà và DLST dựa vào cộng đồng. Kết nối, đón các đoàn Fam trip khảo sát tham quan tại VQG: Công ty CP DL Lâm Đồng, CT DL Sài Gòn, Công ty Du lịch vntour, intour và một số công ty du lịch khác, Ana Mandara, công ty CP du lịch Đội Nhóm Việt, …
6. Chương trình tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên
Nhằm góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cho cộng đồng, du khách và học sinh trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, công tác QLBV và phát triển rừng. Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục môi trường: Thiết kế ấn phẩm truyền thông, tổ chức sự kiện tại trường học nhu trồng cây xanh, vệ sinh quanh trường, đường. Tổ chức tham quan, học tập giáo dục môi trường cho học sinh tại VQG.
7. Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm
Thực hiện chương trình hỗ trợ vùng đệm theo quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng thủ tướng về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 giải ngân 100% số vốn đầu tư cho 47 thôn bản với tổng kinh phí 1.880.000.000 đồng.
8. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật
Hoàn thành sửa chữa, bảo hành công trình xây dựng đường giao thông nối từ đường ĐT 723 vào khu hành chính – dịch vụ VQG; Hoàn thành sửa chữa, bảo hành công trình xây dựng hệ thống cấp nước 200m3/ngày đêm giai đoạn 1 khu hành chính – dịch vụ VQG; Tiếp tục triển khai thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng các các gói thầu XDCB của dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà điều chỉnh bổ sung (giai đoạn 2013-2015).
9. Chương trình hợp tác quốc tế
– Làm thủ tục đón tiếp và làm việc với các đoàn chuyên gia quốc tế:
+ Đại học Columbia, Hoa Kỳ “Tập huấn về nghiên cứu biến đổi khí hậu thông qua vòng năm cây rừng”.
+ Kênh truyền hình BBC “Quay phim tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà”.
+ Tổ chức hướng đến minh bạch “Hội thảo Giải pháp nâng cao tính minh bạch và giải trình việc thực hiện REDD+ tại cấp cơ sở”.
+ Hiệp hội trà Australia “Nghiên cứu về họ trà tại VQG”.
+ Tổ chức Cứu hộ động vật hoang dã “Nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG”.
+ Đại học Mahidol, Thái Lan “Nghiên cứu về hệ sinh thái, thảo luận ký biên bản ghi nhớ”.
+ Quỹ các vườn thực vật hoàng gia Australia “Hỗ trợ VQG xây dựng Vườn thực vật, tập huấn về thu hái hạt giống”.
+ Đại học Colorado, Hoa Kỳ “Tập huấn về linh trưởng tại VQG”.
+ Vườn thực vật M.M Grishko, Ucraina “Khảo sát về đa dạng sinh học họ Lan; thảo luận ký kết hợp tác”.
+ Tình nguyện viên Nhật Bản “Tham quan địa bàn và học tập các hoạt động của tình nguyện viên Nhật Bản tại VQG”.
+ Đại học Columbia, Hoa Kỳ “Nghiên cứu tại Trạm Giang Ly, VQG Bidoup Núi Bà”.
+ Chuyên gia JICA “Tìm hiểu về việc thành lập Quỹ phát triển thôn và đi thăm 5 thôn mục tiêu; làm việc với ngân hàng chính sách huyện Lạc Dương và Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng”.
+ Chuyên gia JICA “Tìm hiểu một số dự án đã được thực hiện tại VQG và làm việc với dự án FLITCH và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng”.
+ Chuyên gia của Viện sinh học Nhiệt đới và Đại học Kyushu, Nhật Bản “nghiên cứu về đa dạng sinh học theo đai cao”.
+ Trung tâm nhiệt đới Việt Nga “Khảo sát đặc trưng và đa dạng sinh học hệ động thực vật rừng nhiệt đới miền nam Việt Nam”.
+ Làm thủ tục ký biên bản ghi nhớ giữa Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Công ty cây thuốc Việt và Biodetection, Hà Lan.
+ Tiếp tục hợp tác với Đại học Columbia, Hoa Kỳ thực hiện Nghiên cứu vòng năm cây rừng.
+ Hợp tác với Quỹ các Vườn thực vật Sydney để thiết kế và xây dựng vườn thực vật tại khu hành chính dịch vụ Vườn quốc gia.
+ Phối hợp cùng ông Hata xây dựng đề xuất dự án từ nguồn tài trợ của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản.
+ Làm việc với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tổng kết Pha 1 và chuẩn bị các hoạt động Pha 2, phối hợp tổ chức các hội thảo, tập huấn.
+ Quyết toán dự án VCF (Bảo tồn ĐDSH có sự tham gia, thí điểm cơ chế chia se lợi ích và hỗ trợ sinh kế tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà);
+ Hợp tác và tổ chức hội thảo với CBD tại Đà Lạt;
+ Làm việc với Viện khoa học công nghệ Việt Nam đề nghị triển khai tại VQG Bidoup Núi Bà một Dự án điều tra tổng thể đa dạng sinh học trong thời hạn 5 năm kinh phí của VAST;
+ Hợp tác với Dự án PA để triển khai Đề án thí điểm xây dựng cơ chế tài chính bền vững từ dịch vụ hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
+ Làm thủ tục đón tiếp và làm việc với chương trình trao đổi sinh viên của đại học Trier, Đức liên kết với trường Đại học Nông lâm, TP Hồ Chí Minh. Đồng thời chuẩn bị biên bản ghi nhớ để ký kết giữa 3 bên;
– Làm thủ tục cho 8 cán bộ, công chức, viên chức của Vườn quốc gia đi công tác nước ngoài học tập: “Trao đổi và chia sẻ bài học kinh nghiệm về du lịch sinh thái gắn với phục hồi rừng, dịch vụ môi trường sinh thái vào bảo tồn đa dạng sinh học tai khu vực Mae Yao; “Nghiên cứu biến đổi khí hậu thông qua vòng năm cây rừng tại Myanma”; “Tham quan , thảo luận về xây dựng Vườn thực vật” tại Australia; “Hội nghị khu vực Đông Nam Á về họ Gừng – Zingiberaceae” tại Thái Lan; “Nghiên cứu, học tập mô hình Vườn thú hoang dã tại Thái Lan”; “Tập huấn về Bảo tồn Đa dạng sinh học” tại Nhật Bản.
10. Công tác khác
Vườn đã triển khai thi công dự án JICA giai đoạn chuyển tiếp 2014-2015; Tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng; Tổ chức đăng cai hội nghị giao ban các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm 2014, đơn vị còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ & Phát triển rừng: cháy rừng, ken cây, lấn chiếm đất rừng, …; Công tác quyết toán các công trình XDCB, vốn đối ứng ODA còn chậm.
Nguyên nhân: Do địa bàn quản lý rộng, ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; tình trạng thiếu đất sản xuất nên người dân lấn chiếm rừng để lấy đất sản xuất canh tác; nguồn nhân lực còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chung.
Giải pháp:
Thực hiện nghiêm việc chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Lâm Đồng;
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Đảng bộ, Chi bộ về mọi mặt hoạt động của VQG;
Thực hiện tốt Qui chế dân chủ cơ sở, phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong đơn vị;
Tăng cường công tác phối kết hợp cùng chính quyền địa phương và các đơn vị kế cận trong công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng;
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức.
Tin liên quan
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà
- Thúc đẩy hợp tác công – tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà