Đỗ Văn Trường1, Trương Quang Cường2, Huỳnh Thị Thu Huệ3
- Bảo tàng thiên nhiên Việt Namuỳnhuỳnh, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
- Viện công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chi Nam mộc hương (Aristolochia) bao gồm khoảng 550 loài phần lớn phân bố tại các khu rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và mỏ rộng đến cả vùng ôn đới (González & Stevenson 2002, Neinhui et al.2005, Wanke et al 2006, González et al 2014). Nghiên cứu về phát sinh loài cho thấy một sự phân chia của chi vào ba chi phụ: Aristolochia, Siphisia và Pararistolochia (González & Stevenson 2002, Wanke et al 2006, Ohi et al.2006).
Chi Aristolochia được biết đến từ vùng nhiệt đới đến ôn đới, bao gồm Janpan (Watanabe 2006), Trung Quốc (Hwang 1988, Ma 1989, Hwang và cộng sự 2003, Lin & Deng 2009, Xu và cộng sự 2011, Hwang và cộng sự 2013, Wu và cộng sự 2013,2015, Zhu và cộng sự 2015, 2016), Thái Lan (Phuphathanaphong 1987,2006, Hansen & Phuphathanaphong 1999, Đỗ và cộng sự 2015c) và Vùng Malesia (Hou 1984, Yao 2012), nhưng ít hơn những nghiên cứu từ Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, có một ấn phẩm minh hoạ các loài Aristolochia xuất hiện ở Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) với các thông tin ngắn gọn về phân loại (Phạm 2000) và một danh lục (Nguyễn 2003). Gần đây, số lượng loài Aristolochia ở Việt Nam đã tăng đáng kể do có nhiều cuộc khảo sát của các nhà thực vật học địa phương. Hiện có 25 loài Aristolochia, trong đó chi phụSiphisia (18 loài) và Aristolochia (7 loài), được biết đến từ Việt Nam (Lecomte 1910, Phạm 2000, Nguyễn 2003, Hương và cộng sự 2014, Đỗ và cộng sự 2014, 2015a, 2015b , 2016).
Trong khi thực hiện nghiên cứu hiện trườngtại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, chúng tôi thu thập được một loại Aristolochia lạ. Sau khi so sánh các mẫu đã được thu thập với các loài thuộc chi Siphisia đã được mô tả trước đây từ vùng nhiệt đới đến ôn đới, đặc biệt là các nước lân cận như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và vùng Malesia. và so sánh với các mẫu vật từ các bảo tàng thực vật như: CPNP, HITBC, HN, HNU, IBK, IBSC, K, KUN, L, NIMM, P, SGN, SING, VNM, VNMN. Chúng tôi kết luận rằng đây là một loài mới cho khoa học.
Loài mới Nam mộc hương neinhuisii (Aristolochia neinhuisii Do, sp.nova) là một loài dây leo thân gỗ sống lâu năm với chiều cao đạt tới 10-20m. Cành non mãnh mai, thân trưởng thành tạo thành các rãnh. Lá đơn mọc cách và thỉnh thoảng mọc gần đối, có 02 dạng lá trên cùng một cành: hình xoan đến thon ovate và xẻ thùy sâu, kích thước lá 18-26 x 8-15 cm, mặt trên lá xanh đậm và phẳng, có 1 gân chính lớn và 04-05 cặp gân phụ.
Hình 1: Các dạng của lá
Hoa có thể mọc trên cành non và già mỗi cụm có từ 1-3 hoa với kích thước 2-3 cm chiều dài. Ra hoa và tạo quả tháng 2 hằng năm.
Hình 2: Hoa
Hình 3: Quả
Loài mới Nam mộc hương neinhuisii được tìm thấy tại kiểu rừng lá rộng thường xanh, ẩm ven suối dọc tuyến du lịch thác Thiên Thai thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Loài này mọc cùng một số loài như: Thị rừng (Diospyros), Cù đèn (Croton), Ruối (Mallotus), một số loài Dẻ (Lithocapus), Kháo (Machilus), Lấu (Psychotria)…
Loài mới được đặt tên để vinh danh Giáo sư Tiến sỹChristoph Neinhuis,Trường Đại học kỹ thuật Dresden, CHLB Đứcvề những đóng góp của ông trong nghiên cứu thực vật nói chung và họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae) nói riêng cho thế giới. Bài báo về loài mới này được đăng trên tạp chí: Ann.Bot.Fennici 54: 203-208 Helsinki ngày 06 tháng 6 năm 2017.
Việc phát hiện và công bố thêm một loài mới cho khoa học tại khu vực Bidoup Núi Bà một lần nữa chứng minh sự đa dạng về hệ thực vật tại đây. Bidoup Núi Bà vẫn là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn chúng ta tiếp tục tìm hiểu và khám phá.
Tin bài và ảnh: Trương Quang Cường, VQG Bidoup Núi Bà
Tin liên quan
- Trekking khám phá VQG Bidoup – Núi Bà và hoà mình vào văn hoá của đồng bào K’ho
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà