Dr. Phan Quốc Toản – Trường Đại học Duy Tân
Nhà nghiên cứu côn trùng học, TS. Phan Quốc Toản vừa công bố một loài chuồn chuồn mới cho thế giới trên tạp chí Biotaxa 10.11646/zootaxa.4324.1.12. Tên của loài này được đặt theo tên ngôi trường mà ông đang công tác, trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng.
Con đực của loài chuồn chuồn duy tân Coeliccia duytan Phan, 2017 và loài Coeliccia hayashii Phan & Kompier, 2016 (cũng do ông phát hiện đầu năm 2016) có cùng chung đặc điểm phần ngực chính (synthorax) có một đốm phấn lớn màu trắng hình chữ nhật. Đây là đặc điểm giúp phân biệt hai loài C. duytan và C. hayashii với tất cả các loài khác trong giống này. Loài C. duytan có thể dễ dàng phân biệt với loài C. hayashii ở những đặc điểm sai khác về vân ngực, cấu tạo phần phụ sinh dục đực (anal appendages) và cấu tạo cơ quan sinh dục đực (penis). Con cái của loài C. duytan cũng có thể dễ dàng phân biệt bằng cấu tạo của tấm sau của phần ngực trước (prothorax) rất phức tạp.
Loài Chuồn chuồn duy tân Coeliccia duytan Phan, 2017 hiện nay mới chỉ phát hiện ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kontum.
Loài Chuồn chuồn duy tân Coeliccia duytan – Ảnh: Phan Quốc Toản
|
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
Tin liên quan
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà
- Thúc đẩy hợp tác công – tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà