Phan Toản– Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
Thêm một loài chuồn chuồn mới từ Việt Nam vừa được các nhà khoa học người Hà Lan và nhà nghiên cứu côn trùng học Phan Quốc Toản ở Trường Đại học Duy Tân công bố trên tạp chí quốc tế Zootaxa số 4374 (2), 273-282
Loài mới có tên khoa học là Drepanosticta emtrai Dow, Kompier & Phan, 2018, tên của loài được đặt theo tiếng Việt, “Em trai” để chỉ sự “sinh sau đẻ muộn” của loài này so với một loài rất gần gũi với nó là loài Drepanosticta hongkongensis Wilson, 1997. Loài D. emtrai cũng tương tự như các loài khác trong họ chuồn chuồn bóng râm Platystictidae.
Đặc điểm nhận dạng của loài mới có cơ thể có màu đen, thân mảnh và bụng rất dài. Chúng thường đậu gần sát mặt đất hoặc trong bóng râm của các bụi cây ven suối và ít di chuyển nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, loài D. emtrai có một đặc điểm về hình thể khá đẹp với phần ngực và phần cuối bụng có đốm màu xanh dương.
Loài này cho tới hiện nay đã phát hiện vùng phân bố ở Hòa Bình, Ba Vì, Nghệ An, Hà Tĩnh và cả ở Lào. Đây là loài thứ ba trong giống Drepanosticta được phát hiện ở Việt Nam.
![]() |
||
![]() |
||
Hậu duệ chuồn chuồn –Drepanosticta emtrai – Ảnh: Phan Toản – Đại họcDuy Tân, Đà Nẵng |
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
Tin liên quan
- Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam
- Ban quản lý dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) Bidoup-Núi Bà tổ chức tập huấn Nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã trong thiên nhiên tại Việt Nam
- Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp xúc cử tri Lạc Dương trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV
- Công đoàn Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức Đại hội công đoàn cơ sở lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 -2028
- Đoàn Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan các mô hình phát triển tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.