Nhân chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam từ ngày 23-25/5/2016, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam thiết lập Quan hệ Đối tác Hoa Kỳ – Việt Nam trong Đấu tranh chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã, dựa trên các nguyên tắc sau đây
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng công nhận rằng việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng đã và đang là mối đe doạ trực tiếp tới sự đa dạng sinh học toàn cầu không thể thay thế được, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới. Hai nước nhận thức rõ rằng vấn đề buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã là một hoạt động tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tạo ra những nguồn thu trái phép lên đến hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, đồng thời đe doạ đến an ninh quốc gia, làm suy yếu pháp quyền, và dẫn đến sự lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm.
Nhận thức được tính cấp bách trong việc giải quyết vấn nạn này, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đi đến thống nhất thiết lập mối quan hệ Đối tác mới để xây dựng và thực hiện các hành động chung trong việc đấu tranh chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ chúng.
Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác này, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy các nỗ lực trong đấu tranh chống buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã, và tăng cường phối hợp trong 04 lĩnh vực chiến lược sau đây:
• Giảm nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ các loài động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã bất hợp pháp;
• Tăng cường công tác truy tố và thực thi pháp luật về Động Thực vật Hoang dã;
• Kiện toàn và thực thi hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm về động vật, thực vật hoang dã;
• Tăng cường hợp tác quốc tế.
Hai quốc gia có ý định triển khai phương thức tiếp cận mang tính toàn diện, phối hợp giữa các cơ quan chính phủ để cùng giải quyết vấn đề buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã và sản phẩm từ chúng, đồng thời có ý định phối hợp với khối doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và các đối tác trong và ngoài nước khác. Hai quốc gia cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác thông qua các hoạt động đào tạo, trao đổi kỹ thuật, thông tin, giáo dục đại chúng và các chiến dịch giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã.
Để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, lãnh đạo hai quốc gia cam kết tăng cường hợp tác song phương trong thực thi pháp luật đối với tội phạm về động vật, thực vật hoang dã. Việt Nam cũng tái khẳng định cam kết thực thi có hiệu quả các điều khoản mới liên quan đến đến tội phạm động vật hoang dã trong Bộ luật hình sự mới được thông qua. Cả hai bên thống nhất xem xét các biện pháp nhằm làm giảm hoạt động buôn bán và gây nuôi thương mại nội địa các loài động vật hoang dã nguy cấp, và giảm nhu cầu của cộng đồng đối với các loài hoang dã nguy cấp. Cả hai nước cam kết coi việc buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã trái phép là loại hình tội phạm nghiêm trọng theo Nghị quyết A/RES/69/314 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Đối phó Vấn nạn Buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã trái phép.
Để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ của Quan hệ Đối tác mới này, lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam dự kiến công bố một chương trình hợp tác song phương mới kéo dài 05 năm về đấu tranh chống buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, được thực hiện thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với đối tác là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình này. Dự án mới sẽ hướng đến việc giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã; tăng cường năng lực tố tụng và thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã; tăng cường và hài hoà hoá khung pháp lý về tội phạm về các loài động vật, thực vật hoang dã tại Việt Nam. Hoa Kỳ cũng dự định hỗ trợ việc bảo vệ một số loài nguy cấp tại Việt Nam thông qua một chương trình bảo tồn mới tại một số tỉnh chính yếu. Chương trình này dự kiến sẽ được thực hiện dựa trên sự hợp tác hiện có giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, dưới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Cục Cá và Loài Hoang dã Hoa Kỳ và các cơ quan khác của Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam, nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm về động vật, thực vật hoang dã, tăng cường quản lý, và giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm bất hợp pháp từ động vật, thực vật hoang dã.
Là một phần của Quan hệ đối tác này, hai quốc gia đồng thời tái khẳng định ý định thực thi nghĩa vụ theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES).
Cuối cùng, Hoa Kỳ đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể thông qua việc chủ trì Hội nghị lần thứ ba về Chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2016, và ghi nhận tầm quan trọng của sự kiện này tại Việt Nam trong việc khuyến khích cộng đồng quốc tế cùng chung tay thực hiện những hành động mạnh hơn chống lại vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã.
Nhận thức được tính cấp bách trong việc giải quyết vấn nạn này, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đi đến thống nhất thiết lập mối quan hệ Đối tác mới để xây dựng và thực hiện các hành động chung trong việc đấu tranh chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ chúng.
Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác này, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy các nỗ lực trong đấu tranh chống buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã, và tăng cường phối hợp trong 04 lĩnh vực chiến lược sau đây:
• Giảm nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ các loài động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã bất hợp pháp;
• Tăng cường công tác truy tố và thực thi pháp luật về Động Thực vật Hoang dã;
• Kiện toàn và thực thi hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm về động vật, thực vật hoang dã;
• Tăng cường hợp tác quốc tế.
Hai quốc gia có ý định triển khai phương thức tiếp cận mang tính toàn diện, phối hợp giữa các cơ quan chính phủ để cùng giải quyết vấn đề buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã và sản phẩm từ chúng, đồng thời có ý định phối hợp với khối doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và các đối tác trong và ngoài nước khác. Hai quốc gia cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác thông qua các hoạt động đào tạo, trao đổi kỹ thuật, thông tin, giáo dục đại chúng và các chiến dịch giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã.
Để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, lãnh đạo hai quốc gia cam kết tăng cường hợp tác song phương trong thực thi pháp luật đối với tội phạm về động vật, thực vật hoang dã. Việt Nam cũng tái khẳng định cam kết thực thi có hiệu quả các điều khoản mới liên quan đến đến tội phạm động vật hoang dã trong Bộ luật hình sự mới được thông qua. Cả hai bên thống nhất xem xét các biện pháp nhằm làm giảm hoạt động buôn bán và gây nuôi thương mại nội địa các loài động vật hoang dã nguy cấp, và giảm nhu cầu của cộng đồng đối với các loài hoang dã nguy cấp. Cả hai nước cam kết coi việc buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã trái phép là loại hình tội phạm nghiêm trọng theo Nghị quyết A/RES/69/314 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Đối phó Vấn nạn Buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã trái phép.
Để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ của Quan hệ Đối tác mới này, lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam dự kiến công bố một chương trình hợp tác song phương mới kéo dài 05 năm về đấu tranh chống buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, được thực hiện thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với đối tác là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình này. Dự án mới sẽ hướng đến việc giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã; tăng cường năng lực tố tụng và thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã; tăng cường và hài hoà hoá khung pháp lý về tội phạm về các loài động vật, thực vật hoang dã tại Việt Nam. Hoa Kỳ cũng dự định hỗ trợ việc bảo vệ một số loài nguy cấp tại Việt Nam thông qua một chương trình bảo tồn mới tại một số tỉnh chính yếu. Chương trình này dự kiến sẽ được thực hiện dựa trên sự hợp tác hiện có giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, dưới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Cục Cá và Loài Hoang dã Hoa Kỳ và các cơ quan khác của Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam, nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm về động vật, thực vật hoang dã, tăng cường quản lý, và giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm bất hợp pháp từ động vật, thực vật hoang dã.
Là một phần của Quan hệ đối tác này, hai quốc gia đồng thời tái khẳng định ý định thực thi nghĩa vụ theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES).
Cuối cùng, Hoa Kỳ đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể thông qua việc chủ trì Hội nghị lần thứ ba về Chống buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2016, và ghi nhận tầm quan trọng của sự kiện này tại Việt Nam trong việc khuyến khích cộng đồng quốc tế cùng chung tay thực hiện những hành động mạnh hơn chống lại vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã.
Nguồn: mard.gov.vn
Tin liên quan
- Thúc đẩy hợp tác công tư trong hành trình phát triển bền vững
- Trekking khám phá VQG Bidoup – Núi Bà và hoà mình vào văn hoá của đồng bào K’ho
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).