Một số loài chim ở khu vực Núi Bidoup thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Trong chương trình khảo sát của Birdlife tại khu vực núi Bidoup thuộc Vườn QG Bidoup – Núi Bà tháng 5 năm 2008, các nhà khoa học của Birdlife và cán bộ phòng KT&NCKH-VQG Bidoup-Núi Bà đã ghi nhận một số loài chim tại khu vực này

 

I. Tổng quan khu vực khảo sát.
Cách thành thành phố Đà Lạt 50 km về phía đông bắc, nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần nhỏ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà được thành lập theo quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng chính phủ với tổng diện tích 64.800 ha. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và là một trong  221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới.
Núi Bidoup thuộc Vườn QG Bidoup –Núi Bà với đỉnh cao 2287m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất của Cao nguyên Đà Lạt. Đây là một trong  63 vùng chim quan trọng của Việt Nam và là một trong ba vùng chim quan trọng của Vườn QG Bidoup – Núi Bà (Bidoup, Cổng Trời và Lang Biang). Nơi đây giành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học bởi tính độc đáo của hệ sinh thái núi cao và  sự có mặt của nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
II. Kết quả khảo sát.
Qua chuyến khảo sát, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách gồm 42 loài thuộc 27 họ, đó là những loài thường gặp tại khu vực, trong đó họ khướu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 9 loài, thứ 2 họ chim chích với 7 loài. Danh sách cũng ghi nhận 2 loài đặc hữu cho cao nguyên Đà Lạt là Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti) và Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini).
Trong danh sách 42 loài được đưa ra dưới đây chúng tôi có đưa ra một số hình ảnh có tính chất minh họa để thuận tiện cho việc nhận diện loài.