VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong Vùng địa lý sinh học Ðông Nam Bộ với diện tích tự nhiên 64.800ha, gồm: Đất có rừng 59.034 ha, đất trống 5.766ha; Do địa hình và nền khí hậu nên tài nguyên sinh vật ở đây có số lượng quần thể các loài rất cao và có nhiều loài thực vật, động vật đặc hữu được các nhà khoa học quan tâm.
Ða dạng sinh học; (Biological Diversity) hiểu đơn giản là tính phong phú của sự sống trên Trái Ðất với các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các gen chứa đựng trong các loài, những hệ sinh thái cùng tồn tại trong môi trường.
VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong Vùng địa lý sinh học Ðông Nam Bộ với diện tích tự nhiên 64.800ha, gồm: Đất có rừng 59.034 ha, đất trống 5.766ha; Do địa hình và nền khí hậu nên tài nguyên sinh vật ở đây có số lượng quần thể các loài rất cao và có nhiều loài thực vật, động vật đặc hữu được các nhà khoa học quan tâm. Trên cơ sở kết quả bước đầu điều tra ngoại nghiệp của Phân Viện Ðiều tra Quy hoạch rừng II và kết quả điều tra của Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong đề tài nghiên cứu Ðiều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đề xuất kiến nghị về việc quy hoạch và biện pháp quản lý hữu hiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên – Năm 2003, chúng tôi xin giới thiệu một số tiềm năng về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà như sau:
Các hệ sinh thái chủ yếu:
– Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình với các họ thực vật đặc trưng: Họ Chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Ðỗ quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Dẻ (Quercus, Castanopsis, Lithocarpus; Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii), Bách xanh (Calocedrus marcolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá Ðà Lạt; (Pinus dalatensis) Bạch tùng (Podocarpus imbricatus), Hồng tùng (Dacrydium pierrei), Du sam (Keteleria evelyniana). Trong hệ sinh thái này có kiểu phụ rừng rêu (rừng lùn đỉnh núi); với vô số các loài rêu, địa y và các thực vật phụ sinh;
– Hệ sinh thái rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp với chủ yếu là Thông 3 lá (Pinus khasya) mọc thuần loại; Tầng dưới thường là cây thuộc họ Dẻ, họ Ðỗ quyên
– Hệ sinh thái rừng tre nứa và tre nứa hỗn giao với cây lá rộng; 1.821 ha, với loài: Le Núi Dinh (Oxynanthera dinhensis), Lồ ô (Bambusa balcoa, Bambusa procera), Tre diệp (Phyllostachys bambusoides), Tre lau (Gigantochloa pseudoarundinaceae), loài thân gỗ như Mạ sưa (Helicia cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia wallicluana), Súm (Eurya tricocarpa), Côm (Elacocarpus floribundus), Sảng (Sterculia lanceolota), Sòi (Sapium discolor), Hoàng linh (Peltophorum dasyrachi), Trâm (Eugenia zelianica), Dung (Symplocos cochinchinensis), Hồng quang (Rhodoleya champion), các loài sồi dẻ (Lithocarpus spicata, Lithocarpus microsperma, Lithocarpus garretiana). Tầng cây bụi có sa nhân (Amomum), Ba gạc (Evodia calophylla), Gối hạc (Lemacquata) và các loài mây song và họ Cau Dừa. Đây là vùng tập trung của các loài động vật rừng.
Loài thực vật: Cho đến nay tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã ghi nhận được có 1.468 loài, bao gồm Họ Lan (Orchidaceae): 250 loài. ;Họ Cúc (Asteraceae): 78 loài; Họ Ðậu (Fabaceae): 65 loài; Họ Cỏ (Poaceae): 58 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 45 loài; Họ Dẻ (Fagaceae): 41 loài; Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 35 loài; Họ Cói (Cyperaceae): 33 loài; Họ Hoa hồng (Rosaceae): 33 loài; Họ Long não (Lauraceae): 29 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae): 28 loài; Họ Ðơn nem (Myrsinaceae): 25 loài; Họ Bạc hà (Lamiaceae): 22 loài; Họ Ðỗ quyên (Ericaceae): 21 loài; Họ Chè (Theaceae): 21 loài …
Loài động vật: Tuy chưa có số liệu đầy đủ và chính xác nhưng sơ bộ về số lượng loài xếp theo thứ tự như sau:
Về Thú: Bao gồm các họ: họ Cầy (Viverridae); họ Chuột (Muridae); họ Khỉ (Cercopithecidae); họ Mèo (Felidae); họ Sóc cây (Sciuridae); họ Chồn (Mustelidae); họ Hươu nai (Cervidae); họ Gấu (Ursidae); họ Trâu bò (Bovidae); họ Nhím (Hystricidae); họ Chuột chù (Soricidae); họ Chồn bay (Cynocephalidae); họ Dơi quả (Pteropodidae), họ Cu li (Loricidae), họ Vượn (Hylobatidae), họ Chó (Canidae), họ Lợn (Suidae), họ Cheo cheo (Tragulidae), họ Tê tê (Manidae), họ Sóc bay (Pteromyidae), họ Dúi (Rhizomyidae) …
Về Chim: có họ Khướu (Timaliidae); họ Trĩ (Phasianidae); họ Cu cu (Cuculidae); họ Chào mào (Pycnonotidae); họ chim chích (Sylviidae) … Đặc biệt có những loài đặc hữu hẹp như: Mi Langbian (Crocius Langbianus), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Khướu má xám (Garrulax yersini), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti).
Về Bò sát: Có họ Rắn nước (Columbridae); họ Nhông (Agamidae); họ Rắn hổ (Alapidae); họ Tắc kè (Gekkonidae); họ Kỳ đà (Varanidae); họ Rùa núi (Testudinidae); họ Thằn lằn bóng (Scincidae); họ Trăn (Boidae); họ Rắn mống (Xenopeltidae), họ Rắn lục (Viperidae); họ Ba ba (Trionychidae) …
Về Ếch Nhái: có các họ: họ Ếch nhái (Ranidae); họ Nhái bầu (Microhyla); họ Cóc nhà (Bufonidae); họ Ếch cây (Rhacophonidae) …
Nguồn gien quý hiếm và đặc hữu; Riêng về đặc hữu hẹp đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Ðồng và các vùng phụ cận như Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông đỏ (Taxus wallichiana (T. baccata), Du sam (Keteleria evelyniana), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepsis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Thông 5 lá Ðà Lạt (Pinus dalatensis), Ðỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum). Côm Bidoup (Elaeocarpus bidupensis), Chè gò đồng Bidoup (Gordonia bidupensis), Lan Hoàng Thảo Ðà Lạt (Dendrobium dalatensis), Lan Hoàng thảo Lang Biang (Dendrobium langbianensis), Trà hoa Langbiang (Impatient langbianensis); Chân chim Langbian (Schefflera dongnaiensis var. langbianensis); Cung nữ Langbian (Procris langbianensis) …
Tóm lại lâm phần của vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một mẫu chuẩn sinh thái Quốc Gia đặc trưng cho vùng cao nguyên. Ðây là một trong số ít các khu rừng nguyên sinh còn lại ở Việt Nam
Theo: Trần Đình Trí sưu tầm và biên soạn
Tin liên quan
- Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, dịch hại, bảo vệ và nuôi dưỡng sinh vật có ích cần phải đứng trên quan điểm của sinh thái học.
- Những vấn đề quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
- Chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng Cao su ở Tây Nguyên
- Bảo tồn loài vượn đen má vàng ( Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà