Phan Doãn Đăng– Viện sinh học nhiệt đới
Các nhà nghiên cứu về giáp xác Việt Nam mới công bố một giống cua mới ở Ninh Thuận, Việt Nam với tên giống và tên loài thuần Việt trên tạp chí Zootaxa số Zootaxa 4052 (1): 117–126. Loài Cua mới có tên khoa học Cua núi vĩnh tân – Binhthuanomon vinhtan.
Đây là một phát hiện rất được quan tâm của các nhà nghiên cứu giáp xác thế giới. Vì các nhà nghiên cứu Việt Nam không chỉ công bố một giống cua mới cho thế giới mà còn chứng minh được năng lực khoa học để thế giới công nhận. Đây là những nỗ lực nghiên cứu rất đáng ghi nhận trong quá trình tìm hiểu các đặc tính sinh thái, thức ăn và sinh cảnh sống của loài cua mới này.
Loài cua núi vĩnh tân có đặc điểm: Mai rộng ngang, cao, mặt lưng mịn, phồng mạnh theo cả chiều ngang và chiều dọc, rãnh phân chia các vùng yếu; gờ thượng vị và gờ sau ổ mắt không phân tách, mịn, không trông rõ; cạnh bên trước tròn và mịn; răng trên mang kém phát triển, góc ngoài ổ mắt hình tam giác, thấp nhưng trông rõ. Roi của nhánh ngoài chân hàm III ngắn, hơi vượt quá nửa chiều rộng đốt đùi. Phần bụng con đực hình tam giác rộng; đốt bụng cuối con đực với các cạnh bên lõm. G1 uốn khúc, đốt ngọn mảnh, thót lại, ngoằn ngoèo, không có mào lưng, bằng khoảng 0.26 lần chiều dài đốt gần ngọn. G2 với đốt ngọn ngắn hơn nửa chiều dài đốt gốc.
![]() |
||
![]() |
||
![]() |
||
![]() Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
|
Tin liên quan
- Đoàn Công đoàn Khối Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đến thăm và làm việc tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
- Các hoạt động kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) và hưởng ứng tuần lễ áo dài của Ban nữ công VQG Bidoup-Núi Bà
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức Hội nghị học tập và quán triệt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2025
- Kiểm tra rừng đầu năm tại huyện Lạc Dương
- Vì mục tiêu phát triển bền vững