Trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản. Các nhà khoa học đã phát hiện, mô tả một loài thực vật mới thuộc họ Chùm gởi (Loranthaceae) tại VQG Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và được đặt tên là Đại cán bidoup (Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S.Dang). Tên loài được đặt theo địa danh “Bidoup” nơi thu mẫu vật để mô tả loài mới, và đây cũng là loài mới thứ 2 cho khoa học cùng với loài Bứa hợp (Garcinia hopiiH.Toyama& V.S.Dang) được phát hiện ở VQG Bidoup-Núi Bà trong chương trình hợp tác này.
Loài mớiMacrosolen bidoupensis Tagane & V.S.Dangđược mô tả dựa theo mẫu vật thu từđỉnh núi Bidoup, ở độ cao 1533 m so với mực nước biển. Loài mới này có đặc điểm Cây bụi, bán ký sinh không lông, cao 25–40 cm. Lá mọc đối, dạng xoan hay xoan bầu dục hay tròn, kích thước 1,2–4,8 x 1,2–3,5 cm; đầu tà đến tròn, đáy hình tim đến tròn. Cụm hoa dạng tán mọc ở nách lá; hoa màu xanh nhạt với màu đỏ ở đỉnh. Quả hình trứng, màu cam đỏ, kích thước 0,8 x 0,6 cm; hạt 1.
Đặc điểm nhận dạng loài Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S.Dang
Loài mới này được đăng trên tạp chí chuyên ngành PhytoKeys 80: 113–120, ngày 05 tháng 06 năm 2017. Thông tin chi tiết xin vui lòng truy cập trang web: http://phytokeys.pensoft.net/article/13338/.
Nguồn và tin: Đặng Văn Sơn – Viện Sinh học nhiệt đới
Tin liên quan
- Các hoạt động của Ban nữ công Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà: Khám phá “nóc nhà Tây Nguyên”
- “Cây thần linh” nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt
- Thúc đẩy hợp tác công tư trong hành trình phát triển bền vững
- Trekking khám phá VQG Bidoup – Núi Bà và hoà mình vào văn hoá của đồng bào K’ho