Nguyễn Thành Luân – Scientific officer – Asian Turtle Program – Indo-Myanmar Conservation
Một loài lưỡng cư mới được mô tả ở Cao nguyên Lâm Viên (Langbian), Việt Nam từ kiết quả hợp tác nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Canada và Anh. Loài cóc núi Tiểu yêu tinh Megpophrys (Ophryopheyne) elfina Poyarkov, Duong, Orlov, Gogoleva, Vassilieva, Nguyen, Nguyen, Nguyen, Che & Mahony, 2017 được mô tả từ các mẫu vật thu thập ở cao nguyên Lâm Viên và vùng phụ cận (Lâm Đồng, Đak Lak, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Phú Yên), độ cao từ 900 – 2.300m.
Loài mới mô tả thuộc giống phụ Ophryophryne (giống Megophrys), với những đặc điểm nhận dạng cơ bản: có kích thước cơ thể nhỏ (chiều dài con đực 29.9 – 33.9 mm, con cái 35.1 – 36.5 mm), mõm hơi nhô ra phía trước; màng nhĩ rõ ràng, gờ màng nhĩ rõ; mấu thịt (gai) trên mí mắt hiện diện; ngón tay tròn, hơi phình ở đầu mút; bàn chân có màng phát triển ít. Da lưng, hông nhám, có mụn nhỏ ở lưng và mụn cóc lớn ở bên hông; gờ da phía bên mặt lưng rõ ràng. Màu sắc: dao động từ đỏ nâu, nâu sáng đến đậm ở mặt lưng, nhiều hoặc ít các đốm đen đậm trên lưng và hai bên hông; bụng màu nâu sáng xen kẽ nhiều đốm đen lớn; mắt có mầu vàng xen kẽ mạng lưới mầu đen. Loài này có tiếng kêu như tiếng chim đang huýt sáo, có đa nốt, với tần số trội dao động từ 4.030 đến 4.920 Hz.
Tên loài theo tiếng Việt là Cóc núi Tiểu yêu tinh, được đặt theo tên tương ứng về sinh vật thuyền thoại trong văn hóa và học dân gian Đức. Câu chuyện viết về loài yêu tinh sinh sống trong rừng rậm cổ có rêu bao phủ ở Phương Tây để mô tả về sinh cảnh loài mới được tìm thấy ở cao nguyên Lâm Viên. Mặc dù là loài mới phát hiện nhưng sinh cảnh sống của chúng đang bị suy giảm do các hoạt động phá rừng và khai thác gỗ.
Công bố được đăng tải miễn phí tại: http://zookeys.pensoft.net/article/10624/
cóc núi Tiểu yêu tinh Megpophrys (Ophryopheyne) elfina – Ảnh: Nguyễn Thành Luân
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
|
Tin liên quan
- Trekking khám phá VQG Bidoup – Núi Bà và hoà mình vào văn hoá của đồng bào K’ho
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà