Các nhà nghiên cứu Việt Nam, Đức, Mỹ mới phát hiện một loài Thằn lằn ngón chân lá ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai, Việt Nam. Loài thằn lằn mới được công bố trên tạp chí Zootaxa 4136 (3): 553–566. Loài mới có tên khoa học là Dixonius minhlei. Thằn lằn chân ngón minh” được đặt tên Dr. Lê Đức Minh – Khoa môi trường thuộc đại học Đại học khoa học tự nhiên Hà Nôi, nhằm vinh danh những đóng góp to lớn của Ông trong lĩnh vực nghiên cứu nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam.
Loài thằn lằn cỡ nhỏ, con cái lớn hơn con đực. Chiều dài đầu và thân khoảng 47,5mm ở con cái và 43,9mm ở con đực, có 7-9 vảy môi trên, 14-15 hàng vảy u lồi quanh giữa thân, 20-23 hàng vảy bụng, 7-8 lỗ trước hậu môn ở con đực. Loài thằn lằn chân lá minh có 1 sọc màu nâu sẫm chạy từ mút mõm đển rìa trước ổ mắt và từ sau mắt và chấm dứt sau đầu; thân màu nâu với những đốm màu vàng xếp thành hai hàng chạy song song dọc hai bên sườn, lưng có nhiều vệt nẫu sẫm tạo thành hình mạng lưới. Đây là loài thứ sáu thuộc giống Dixonius sp. (thằn lằn chân lá) được phát hiện ở Việt Nam.
Loài bò sát kiếm ăn đêm thường sống ở khu vực rừng thường xanh còn tốt, nơi có nguồn nước và các khu vực rừng tre nứa. Vào đầu mùa mưa chúng thường sống ở các khu vực có độ ẩm cao thuộc các con suối cạn và chỉ xuất hiện kiếm ăn vào ban đêm. Đôi khi cũng thấy chúng nằm lẫn trong các đám là khô trên nền rừng. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực. Đẻ 2 trứng vào đầu mùa mưa hằng năm.
Thằn lằn chân lá minh – Dixonius minhlei – Ảnh: Phùng Mỹ Trung |
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
Tin liên quan
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
- Chương trình thí điểm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại VQG Bidoup-Núi Bà (ESD Bidoup).
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà
- Thúc đẩy hợp tác công – tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà