Quyết định thành lập: Thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng chính phủ Về việc “ Chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà”.
Trụ sở chính:
- Tiểu khu 97 xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Điện thoại : 0263.3502005; Fax : 0263.3813654
- Email : vqgbdnb@lamdong.gov.vn
Văn phòng đại diện: Tầng 3, Toàn nhà số 2A, Trần Hưng Đạo, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng
Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn hành chính Huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ 723, nằm trong không gian mở rộng của TP.Đà Lạt khi Thành phố được nâng cấp thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 00′ 00” đến 12 độ 52′ 00” vĩ độ Bắc và từ 108 độ 17’00” đến 108 độ 42′ 00” kinh độ Đông.
Quy mô diện tích: Vùng lõi 70.038,45 ha trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha;
- Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha;
- Phân khu dịch vụ, hành chính: 7.502 ha;
- Diện tích khác: 6.100,45 ha.
Cơ quan, cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng trực tiếp quản lý. Ban quản lý được thành lập từ năm 1986, đến năm 2004 chuyển thành Vườn quốc gia.
Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
– Các Phòng ban chức năng:
+ Hạt kiểm lâm VQG;
+ Phòng Tổ chức Hành chính;
+ Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Kỹ thuật và Nghiên cứu khoa học;
+ Phòng Tài vụ;
+ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường;
+ Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới.
Nguồn nhân lực:
Tổng số công chức, viên chức và người lao động của VQG Bidoup-Núi Bà: 112 người.
trong đó có 12 Thạc sĩ, 58 Đại học và 42 có trình độ Cao đẳng, trung cấp LN trở xuống.
Hoạt động du lịch:
Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước có đủ điều kiện khai thác du lịch sinh thái. Hiện nay đang xây dựng Phương án thành lập Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
Các giá trị đa dạng sinh học:
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup – Núi Bà được xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3). 91% diện tích 64.800 ha của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động – thực vật khác nhau. Có 1933 loài thực vật có mạch ở Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số 32-2006-NĐ-CP ngày 30.03.2006 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) như Thông đỏ ( Taxus wallichiana ), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii),Thông 5 lá Đà Lạt ( Pinus dalatensis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) . Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Động vật có 56 loài (Chiếm 27% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ. Có 47 loài (chiếm 22.5 % % tổng số loài trong khu vực) được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài (chiếm 14,4% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục sách Đỏ IUCN (2010) như Cu li nhỏ ( Nycticebus pygmaeus ), Voọc vá chân đen ( Pygathrix nigripes ), Vượn đen má hung ( Hylobates gabriellae ), Gấu chó ( Ursus malayanus ), Gấu ngựa ( Ursus thibetanus ), Báo lửa ( Catopuma temminckii ), Voi ( Elephas maximus ), Sói lửa ( Cuon alpinus ), Bò tót ( Bos gaurus ), Trâu rừng ( Bubalus arnee ), Sơn dương ( Naemorhedus sumatraensis ), Hổ ( Panthera tigris ). Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.
Các dự án có liên quan: Hiện nay có một số dự án đang và sẽ triển khai các hoạt động trên địa bàn của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà như sau:
Dự án Nâng cao năng lực VQG Bidoup-Núi Bà (VCF) từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB)
Dự án Thí điểm Phương pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm đồng tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ ngành lâm nghiệp (TFF)
Dự án Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã Vườn QG Bidoup-Núi Bà từ nguồn vốn của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã WWF
Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà”
Dân số trong vùng: Có 3.100 hộ, 17.051 nhân khẩu nằm trên địa bàn các xã Lát, Đa Sar, Đa nhim, Đa Chais, Đưng K’Nớ, thị trấn Lạc Dương thuộc Huyện Lạc Dương và xã Đa Tông- huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 92%
Thủ tướng chính phủ phê duyệt 9 chương trình hoạt động của Vườn quốc gia bao gồm:
• Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;
• Chương trình phục hồi sinh thái rừng;
• Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng;
• Chương trình nghiên cứu khoa học;
• Chương trình phát triển du lịch sinh thái;
• Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên;
• Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đệm;
• Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật;
• Chương trình hợp tác quốc tế.
Cơ quan, cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng trực tiếp quản lý. Ban quản lý được thành lập từ năm 1986, đến năm 2004 chuyển thành Vườn quốc gia.
Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
– Các Phòng ban chức năng:
+ Hạt kiểm lâm VQG;
+ Phòng Tổ chức Hành chính;
+ Phòng Kế hoạch&Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Kỹ thuật&Nghiên cứu khoa học;
+ Phòng Tài vụ.