Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Giai đọan 2006-2010)

1. Tên dự án: Đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Giai đọan 2006-2010).
* Cơ quan phê duyệt : UBND tỉnh lâm Đồng Quyết định số 1287/QĐ-UB ngày 17/4/2006
2. Chủ đầu tư: Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Phân viện điều tra Quy họach rừng Nam Bộ (Viện điều tra Quy họach rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
* Tổ chức tư vấn lập dự án từng hạng mục: ( biểu 01)
4. Mục tiêu chính của dự án:
– Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học;
– Góp phần phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước nằm ở vùng hạ du;
– Góp phần giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống xóa đói giảm nghèo, cho cộng đồng; củng cố an ninh quốc phòng;
5. Qui mô, công suất: (Nội dung chính của dự án)
– Chương trình quản lý, bảo vệ rừng.
– Chương trình xây dựng phát triển rừng và phục hồi sinh thái.
– Chương trình phòng cháy và chữa cháy rừng.
– Chương trình nghiên cứu khoa học.
– Xây dựng công viên động thực vật rừng.
– Xây dựng dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin.
– Chương trình tuyên truyền giáo dục.
– Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
– Xây dựng phân khu hành chính dịch vụ.
– Công trình phụ trợ và cơ sở hạ tầng khác : Hệ thống đường giao thông, sân bãi xe, hệ thống điện.
6. Địa điểm dự án: huyện Lạc Dương, Đam Rông và TP Đà Lạt.
7. Diện tích sử dụng đất:                          64.800 ha
8. Hình thức quản lý dự án: (Theo từng công trình)
– Thuê tư vấn quản lý, điều hành dự án;
– Chủ đầu tư trực tiệp quản lý.
9. Các mốc thời gian về dự án:
– Ngày phê duyệt Quyết định đầu tư: 17/4/2006
– Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời gian bắt đầu:  2006
+ Thời gian kết thúc: 31/12/2010
10. Tổng mức đầu tư: 79.801.284.207 đồng.
11. Nguồn vốn đầu tư: ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ.
12. Mô tả tóm tắt dự án: (đã triển khai thực hiện một số nội dung)
12.1 Chương trình quản lý bảo vệ rừng:
a. Đóng mốc ranh giời vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà ngòai thực địa (chưa thực hiện);
b. Cải tạo các trạm hiện có thành chốt quản lý bảo vệ rừng:   1/4 trạm (Trạm Cổng Trời dự án 661).
c. Xây dựng mới 12 trạm kiểm lâm: thực hiện 7/12 trạm. Gồm:
Trạm kiểm lâm Núi Bà; K’Long K’Lanh; Hòn Giao, Bidoup, Giang Ly, Liêng Kar và trạm Đưng Iar Jiêng.
d. Xây dựng tường rào bao quanh các trạm kiểm lâm. Thực hiện 3/12 trạm, gồm : Trạm kiểm lâm Núi Bà, K’Long K’Lanh và Đưng Iar Jiêng.
e. Xây dựng mới 23 chốt kiểm lâm: thực hiện 2/23 chốt, gồm: chốt tiểu khu 102 và 114.
f. Nâng cấp bảo dưỡng hệ thống đường đi vào các trạm quản lý bảo vệ rừng: 27,10/62,5km; Gồm:
+ Cải tạo đường vào trạm Liêng Kar (2007):                          11,395 km;
+ Đường Bidoup-Đạ Mong (2007):                                         10,907 km;
+ Sửa chữa cải tạo đường vào trạm Đưng Iar Riêng (2008):      4,795 km.
g. Nâng cấp bảo dưỡng hệ thống đường tuần tra QLBV rừng: 18,76/229,0 Km; là: đường tuần tra trạm Liêng Kar (2009):    
h. Mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác QLBV rừng:                         
+ Mua xe máy phục vụ QLBV rừng (2007);
+ Trang bị tài sản ban đầu cho 3 trạm Kiểm lâm (2008).
i. Khoán bảo vệ rừng, theo các nguồn vốn:
– Vốn 5 triệu ha rừng;
– Ngân sách Tỉnh;
– Theo chương trình 132-134 (304);
– Flitch ;
– Dịch vụ môi trường rừng.
k. Mua, nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ.
12.2 Chương trình XD phát triển rừng, phục hồi sinh thái:
a. Khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung (năm 2006 và 2007);
b. Nuôi dưỡng rừng trồng giai đoạn II (2006 đến 2010): thực hiện: 770ha
12.3 Chương trình phòng cháy, chữa cháy rừng: Thực hiện theo phương án PCCC rừng hàng năm được UBND Tỉnh quyết định.
12.4 Chương trình nghiên cứu khoa học : thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học như sau:
– Nghiên cứu trồng thử nghiệm phục hồi một số loài cây lá kim bản địa quý hiếm (thời gian thực hiện 2006 – 2010);
– Điều tra, đánh giá, phân loại các loài nấm duới tán rừng thông tỉnh Lâm Đồng  (thời gian thực hiện 2007 – 2009);
– Thực hiện các giải pháp PCCC rừng trên địa bàn VQG Bidoup Núi Bà (thời gian thực hiện từ 4/2008 – 4/2010);
12.5 Xây dựng hệ thống CSDL công nghệ thông tin (Xây dựng trang Web Vườn quốc gia).
12.6 Chương trình tuyên truyền giáo dục: thực hiện hàng năm
12.7 Xây dựng phân khu hành chính dịch vụ:
– Lập hồ sơ sửa nhà 5E Trần Hưng Đạo (năm 2007);
– Đầu tư XD văn phòng làm việc VQG Bidoup-Núi Bà (2009-2011);
– Xây dựng đường điện trung thế và trạm biến áp (năm 2009);
– Đầu tư XD nhà Công vụ (2009-2011).
12.8 Chi phí quản lý của dự án 661:
12.9 Chi khác:
a. Đầu tư cho lâm nghiệp:
– Trồng rừng & chăm sóc năm trồng (2006-2010): 84 ha.
– Chăm sóc rừng trồng các năm (2006-2010);
– Công tác bảo vệ rừng;
– Hỗ trợ gạo.
b. Chi phí lập một số dự án:
– Luận chứng khoa học điều chỉnh các phân khu chức năng (năm 2007);
– Xây dựng dự án đầu tư vùng đệm Vườn quốc gia (năm 2007);
– Quy hoạch bố trí sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn (năm 2008);
– Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 và 1/500 Khu hành chính-dịch vụ (năm 2008);
– Xây dựng đường giao thông từ QL 723 vào khu HC-DV (2009, 2010);
– Lập Dự án đầu tư XD hệ thống cấp thoát nước khu HC-DV (năm 2009).
12.10 Dự án vốn nước ngòai:
– Dự án VCF :
+ Pha 1: “Nâng cao năng lực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà” giai đoạn 2006-2008;
+ Pha 2: : Nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch bảo tồn tài nguyên cho cán bộ Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà;
– Tham gia thực hiện Dự án TFF : Thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích của sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng;
– Dự án JICA : Tăng cường năng lực Quản lý dựa vào cộng đồng cho Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà;
– Phối hợp thực hiện dự án Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã tại VQG Bidoup Núi Bà do Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tài trợ;
– Dự án FLITCH : Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên .
– Phối hợp cùng các Viện nghiên cứu và các trường Đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu đa dạng sinh học tại VQG Bidoup Núi Bà;
12. Thông tin về kế hoạch đấu thầu : (biểu 02)