Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Giai đọan 2006-2010)

II. Nội dung:
1. Tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện dự án:
– Xin vốn, xin chủ trương phân khai vốn;
– Lập dự án đầu tư và trình cơ quan chức năng phâ duyệt.
– Triển khai đấu thầu theo quy định; ký hợp đồng thi công;
– Mua bảo hiểm công trình;
– Thuê tư vấn quản lý và điều hành dự án,
– Thuê tư vấn giám sát thi công công trình ;
– Cử nhân viên của Chủ đầu tư theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình.
– Báo cáo định kỳ lên cơ quan chức năng theo quy định;
– Tổ chức nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đọan; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụn; bảo hành công trình;
– Lập hồ sơ hòan công;
– Quyết tóan ;
2. Tổng hợp các kết quả thực hiện đạt được của dự án:
2.1. Kết quả thực hiện các nội dung đã được phê duyệt: (Biểu 03)
2.2. Kết quả thực hiện về tài chính:
– So sánh giữa tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư với tổng giá trị giải ngân thực tế; (Biểu 04 )
– Các yếu tố ảnh hưởng đến giải ngân so với quyết định đầu tư đã phê duyệt:
+ Thời tiết phức tạp mưa nhiều, đường vận chuyển vật liệu gặp nhiều khó khăn.
+ Mức lương cơ bản, giá cả nguyên vật liệu và nhiên liệu tăng có ảnh hưởng đến dự tóan công trình.
2.3. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án:
2.3.1 Thuận lợi:
– Cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng;
– Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh,  UBND huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông, UBND các xã trên địa bàn và các Sở, Ban Ngành có liên quan.
2.3.2 Khó khăn:
– Các công trình triển khai ở vùng sâu, vùng xa, đi lại gặp khó khăn, nhiều nơi chưa có đường;
– Triển khai thi công thường đúng vào mùa mưa, yêu cầu giải ngân vốn lại cấp bách.
– Nguồn vốn đầu tư ít, không biết trước kế hoạch giao vốn.
– Năng lực, trình độ công chức, viên chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc.
2.3.3 Biện pháp khắc phục:
– Thực hiện nghiêm các quy định của luật pháp; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, UBND huyện.
– Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Đòan kết nội bộ. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên;
2.4. Nêu sơ bộ về hiệu quả kinh tế xã hội so với mục tiêu của dự án:
– Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các lòai động vật, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, góp phần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở cao nguyên Đà Lạt;
– Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu ;
– Bảo tồn phát triển văn hóa bản địa;
– Góp phần xóa đói, giảm nghèo; góp phấn giữ vững an ninh chính trị, trận tự an tòan xã hội;
2.5. Tác động đối với ngành và vùng:
2.5.1 Đối với kinh tế:
– Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị xe, máy móc, công cụ hỗ trợ cho VQG Bidoup-anúi Bà;
– Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Cộng đồng;
– Thu hút được nhiều loại nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn phi chính phủ …;
2.5.2 Đối với khoa học công nghệ:
– Kêu gọi và thu hút nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tham gia;
–  Đã triển khai, thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học:
– Nâng cao trình độ cho công chức, viên chức VQG;
– Áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới;
2.5.3 Đối với môi trường:
– Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các lòai động vật, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, góp phần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở cao nguyên Đà Lạt;
– Nâng cao chất lượng rừng và môi trường.
– Chống sói mòn, điều tiết nguồn nước.
– Góp phần chống biến đổi khí hậu tòan cầu.
2.5.4 Đối với văn hóa xã hội:
– Góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương;
– Tổ chức cho cộng đồng cùng tham gia;
– Góp phần giữ vững an ninh chính trị và trận tư xã hội;
2.5.5 Một số lĩnh vực khác:
– Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho Cộng đồng, công chức, viên chức VQG;
– Nâng cao năng lực cho VQG và cộng đồng;
2.3. Rút bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của dự án:
– Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên liên tục của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng và
– Có sự phối hợp và tạo điều kiện của cơ quan chức năng;
– Sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của cộng đồng.
– Vốn cần bố trí đầy đủ và kịp thời ./.