I. Giới thiệu
Việc quản lý hiệu quả vườn quốc gia và khu bảo tồn trở thành vấn đề được ngày càng được sự quan tâm bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là vì nó là rất khó để có một hình mẫu “hoàn thiện” về quản lý một khu bảo tồn mà có thể được chấp nhận bởi tất cả các quốc gia.
Tính phức tạp của việc quản lý các khu bảo tồn được thể hiện qua việc bao gồm các thành phần khác nhau trong việc sở hữu đất đai của khu bảo tồn, sự khác biệt về các hệ thống pháp lý cũng như các điều kiện kinh tế xã hội giữa các quốc gia. Vì vậy, việc quản lý một khu bảo tồn sẽ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của từng quốc gia, thậm chí vào từng địa phương nơi có khu bảo tồn và sẽ được thay đổi theo thời gian. Với mục đích trao đổi các thông tin về quản lý vườn quốc gia và các khu bảo tồn giữa các dự án được tài trợ bởi JICA ở một số quốc gia thuộc Châu Á và Châu Mỹ, một hội thảo về chủ đề trên đã được tổ chức tại Nhật bản. Trong thời gian 2 tuần thông qua các buổi học, thảo luận và đi hiện trường, nhiều bài học và phát hiện quý báu về quản lý phối hợp các khu bảo tồn, và quản lý và phát triển du lịch sinh thái từ Nhật Bản và các nước khác đã được rút ra.
II. Các mong đợi và các phát hiện
1. Quản lý phối hợp các khu bảo tồn
1.1. Mong đợi
Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa các thành phần có liện quan trong việc quản lý khu bảo tồn vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Việc quản lý một khu bảo tồn chủ yếu được thực hiện bởi Ban Quản lý với một kế hoạch và ngân sách được giao hằng năm bởi chính phủ. Sự phối hợp giữa Ban Quản lý của khu bảo tồn với chính quyền địa phương chủ yếu trong việc giải quyết các vụ vi phạm lâm luật. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Ban Quản lý khu bảo tồn với cộng đồng địa phương không dựa trên sự phối hợp “thực sự”. Người dân địa phương tham gia trong các hoạt động bảo vệ rừng thông qua các Hợp đồng ký kết với Ban Quản lý, trong đó Ban Quản lý khu bảo tồn sẽ trả cho người dân 100.000 đồng/hectare/năm (khoảng 6USD) và người dân địa phương có trách nhiệm bảo vệ rừng cho Ban quản lý.
Trong vài năm gần đây, khái niệm về quản lý hợp tác trở nên được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam như một nỗ lực để tìm kiếm một tiếp cận quản lý rừng bền vững hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng tiếp cận này vẫn đang còn đối mặt với nhiều khó khăn do việc thiếu kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn. Vì vậy, một trong những mong đợi của tôi từ cuộc hội thảo này là thu được các bài học và kinh nghiệm từ các nước có thành viên tham gia cuộc hội thảo và từ Nhật Bản trong việc tiến hành quản lý hợp tác các khu bảo tồn.
1.2. Các phát hiện và các bài học
1.2.1. Các phát hiện và các bài học từ Nhật Bản
Thông qua các buổi học, thảo luận và đi hiện trường, tôi thấy rằng việc sở hữu đất đai của các khu bảo tồn ở Nhật Bản rất phức tạp. Đất đai của các khu bảo tồn ở Nhật Bản có thể được sở hữu đồng thời bởi các thành phần khác nhau như chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các công ty tư nhân. Thêm vào đó, về mặt quản lý hành chính, có thể có nhiều cơ quan tham gia vào quản lý các khu bảo tồn như Bộ Tài nguyên, các cơ quan lâm nghiệp và các cơ quan khác.
Tuy nhiên, cách mà tất cả các thành phần có liên quan này ngồi lại với nhau để thảo luận và đi đến thống nhất để đưa ra các quyết định quản lý cho các khu bảo tồn là thật sự ấn tượng. Điều này là bởi vì, các thành phần có liên quan này có thể có các mối quan tâm khác nhau trong việc quản lý khu bảo tồn và đôi khi có sự xung đột về quyền lợi trong việc quản lý các khu bảo tồn. Tuy nhiên các thành phần có liên quan này đều sẵn sàng để ngồi lại với nhau, cùng nhau thảo luận để giải quyết các khó khăn, xung đột và bất đồng cho việc đưa ra các quyết định nhằm quản lý hiệu quả các khu bảo tồn. Đây là điểm khác biệt với Việt Nam cũng như các quốc gia khác tham gia vào Hội thảo. Tuy nhiên tiếp cận này đang diễn ra rất tốt tại Nhật Bản và trong chừng mực nào đó, theo quan điểm của tôi, việc đối thoại với cộng đồng người địa phương và chính quyền sở tại trong việc đưa ra các quyết định quản lý khu bảo tồn có thể nên được áp dụng trong điều kiện của Vườn Quốc Gia Bidoup-Núi bà.
1.2.2. Các phát hiện và các bài học từ các quốc gia khác
Như đã được đề cập ở trên, sẽ rất khó để nói rằng các biện pháp quản lý khu bảo tồn của quốc gia này là tốt hơn so với quốc gia khác, Mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nên có cac biện pháp phù hợp để quản lý hiệu quả khu bảo tồn của quốc gia mình. Vì vậy, cách thức để thu hút các thành phần có liên quan vào việc quản lý khu bảo tồn dường như thay đổi theo từng quốc gia. Tuy nhiên, thông qua các cuộc thảo luận, tôi đã tìm thấy một vài kinh nghiệm và bài học trong việc quản lý khu bảo tồn hợp tác mà có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.
Trong một số quốc gia, việc cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương được xem như một biện pháp chủ yếu để thu hút người địa phương tham gia trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trong các khu bảo tồn. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như khuyến khích du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn, chuyển giao các kỹ thuật canh tác tiên tiến tới người dân địa phương. Trong các quốc gia khác, thông qua các cuộc hội họp với cộng đồng địa phương và các hoạt động nâng cao nhận thức (ví dụ như giáo dục môi trường), người dân địa phương sẽ tham gia tích cực hơn trong quá trình đưa ra các quyết định quản lý trong các khu bảo tồn.
2. Quản lý và phát triển du lịch sinh thái
2.1. Mong đợi
Vườn Quốc gia Bidoup-Núi được thành lập không lâu, các hoạt động du lịch sinh thái của Vườn vẫn chưa được tiến hành. Vì vậy, quản lý và phát triển du lịch sinh thái hiệu quả là một trong các mong đợi của tôi khi tham gia trong cuộc hội thảo này. Từ sự hiểu biết của tôi, nó là khó để đạt tới sự hài hòa giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói một cách khác, việc quản lý không hiệu quả các hoạt động du loch sinh thái trong một khu bảo tồn có thể dẫn đến việc phá hủy nguồn tài mguyên thiên nhiên. Đó là lý do vì sao tôi rất quan tâm đến việc học hỏi các kinh nghiệm và bài học từ Nhật Bản cũng như từ các quốc gia tham gia vào hội thảo trong việc quản lý và phát triển bền vững các hoạt động du loch sinh thái trong các khu bảo tồn.
2.2. Các phát hiện và bài học
2.2.1. Các phát hiện và bài học từ Nhật bản
Trong thời gian hội thảo, tôi đã có cơ hội để tham gia các lớp học và các buổi đi hiện trường về du lịch sinh thái và có các thảo luận với các thành viên tham gia hội thảo về quản lý và phát triển các hoạt động du loch sinh thái tại các quốc gia riêng của họ. Tôi nhận thấy rằng các hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tại Nhật Bản được tổ chức rất tốt và nhận thức của các du khách trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất cao. Tôi cũng rất ấn tượng với chiến dịch “mang rác về nhà của bạn” và giải pháp “Không có xà phòng tắm và gội trong khu bảo tồn” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực lên thiên nhiên của Vườn Quốc Gia Oze. Các giải pháp này có thể áp dụng được trong vườn quốc gia của tôi trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
2.2.2. Các phát hiện và bài học từ các quốc gia khác
Trong khi các hoạt động du lịch sinh thái ở Nhật Bản không thu phí vào cổng của các du khách, tại các quốc gia khác tham gia vào hội thảo thì đây là nguồn tài chính quan trọng cho việc tái đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và nâng cao các giá trị đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn. Theo ý kiến cá nhân tôi, đối với Vườn quốc gia Bidoup-Núi bà, phí vào cổng có thể sẽ là nguồn tài chính quan trọng cho việc đầu tư lại cho các hoạt động bảo vệ rừng v bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia.
3. Kết luận
Cuộc Hội thảo rất bổ ích đối với tơi. Nĩ gip tơi nng cao kiến thức v sự hiểu biết trong việc pht triển cơ chế hợp tc trong quản lý rừng với cc thnh phần cĩ lin quan khc nhau đến khu bảo tồn v quản lý cc hoạt động du lịch sinh thi cho Vườn quốc gia của tơi. Cc pht hiện v cc bi học cĩ được từ cuộc hội thảo ny sẽ gip tơi cĩ cc đĩng gĩp hữu hiệu hơn trong việc quản lý Vườn quốc gia trong tương lai.
Theo: Đỗ Văn Ngọc