1. Qúa trình hình thành Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
– Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QÐ-TTg “v/v chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà”; ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ.
– UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 144/2005/QĐUB ngày 12 tháng 8 năm 2005 ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
2. Điều kiện tự nhiên.
2.1 Diện tích :
1/ Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà hiện nay có diện tích 64.703,0ha bao gồm:
– 56.437,0ha rừng đặc dụng thuộc phân khu chức năng (bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái);
– 8.266,0ha rừng phòng hộ xung yếu.
2/ Ngoài ra tháng 1/2010 UBND Tỉnh còn giao cho VQG quản lý thêm 1.205,47 ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông đa nhim (TK 96, 97,98) để xây dựng khu hành chính – dịch vụ (100ha).
2.2 Vị trí: Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần diện tích thuộc huyện Ðam Rông, tỉnh Lâm Ðồng; Toạ độ địa lý: Từ 1200004 đến 1205200 vĩ độ Bắc; Từ 10801700 đến 10804200 kinh độ Ðông.
2.3 Ðịa hình: Địa hình núi trung bình và núi cao, chia cắt mạnh, độ cao phổ biến từ 1.500m – 1.800m. Ðịa hình thấp dần theo hướng Nam Bắc;
2.4 Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm là 180C; tối thấp (- 0,10C năm 1932); (tối cao 31,50C năm 1928, 1930, 1934). Lượng mưa trung bình 1.755 mm/năm, mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 20%, mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 80%; số ngày mưa trung bình 170 ngày/năm. Số ngày có sương mù khoảng 80 ngày/năm, tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5. Khu vực Vườn quốc gia Bi Doup-Núi Bà là thượng nguồn của các hệ sông Krông-Knô, sông Ða Nhim, duy trì nguồn nước cho một loạt hồ của Ðà Lạt như: hồ Ðan Kia, hồ Ða Thiện, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương.
2.5 Ðịa điểm đóng trụ sở:
1/ Địa điểm 1: Nhà số 5E, đường Trần Hưng Ðạo, phường 10, thành phố Ðà Lạt.
2/ Địa điểm 2 : khu hành chính-dịch vụ 100ha tại tiểu khu 97 xã Đa Nhim huyện Lạc Dương.
3. Dân sinh kinh tế:
1/ Dân số: sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn là 25.638 khẩu với 4.693 hộ với tỷ lệ 77,67% đồng bào dân tộc K’Ho
2/ Mức sống: Số liệu điều tra năm 2008 là 33,6% hộ nghèo, Số nhân khẩu trung bình của các hộ 4,1. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%; Ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo rất mong manh.
3/ Trình độ học vấn: Biết đọc, biết viết là 70% với học vấn từ lớp 7 đến 9; số người mù chữ chiếm khoảng 30%
4/ Nghề nghiệp kiếm sống chủ yếu: Làm vườn, rẫy, nhận khoán quản lý BVR, thu hái lâm sản, săn băt động vật rừng, …;
4. Tài nguyên thiên nhiên:
1/ Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới của Việt Nam đặc trưng cho vùng cao nguyên, là một địa điểm lý tưởng trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn và đa dạng sinh học.
2/ Đa dạng sinh học về loài thực vật: với khoảng 1.468 loài Bao gồm họ Lan 250 loài; họ Cúc 78 loài; họ Ðậu 65 loài; họ Cỏ 58 loài; họ Cà phê 45 loài; họ Dẻ 41 loài; họ Thầu dầu 35 loài; họ Cói 33 loài; họ Hoa hồng 33 loài; họ Long não 29 loài; họ Dâu tằm 28 loài; họ Ðơn nem 25 loài; họ Bạc hà 22 loài; họ Ðỗ quyên 21 loài; họ Chè 21 loài…
3/ Đa dạng Về nguồn gien: có nhiều nguồn gien quý hiếm và đặc hữu; Riêng về đặc hữu hẹp đã thống kê được 91 loài: Thông tre, Thông đỏ, Du sam, Pơ mu Bách xanh, Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá Ðà Lạt, Ðỉnh tùng, Hoàng đàn giả. Côm Bidoup, Chè gò đồng Bidoup, Lan Hoàng Thảo Ðà Lạt, Lan Hoàng thảo Lang Biang, Trà hoa Langbiang, Chân chim Langbian, Cung nữ Langbian, 250 loài phong lan, cho hoa đẹp và quý, 9 loài Ðỗ quyên, 5 loài Thu hải đường, 6 loài Thích là các nguồn gen quý.
4/ Đa dạng về loài động vật: Về Thú: Bao gồm các họ: họ Cầy, họ Chuột, họ Khỉ, họ Mèo, họ Sóc cây, họ Chồn, họ Hươu nai, họ Gấu, họ Trâu bò, họ Nhím, họ Chuột chù, Chồn bay, họ Dơi quả, họ Cu li, họ Vươn, họ Chó, họ Lợn, họ Cheo cheo, họ Tê tê, họ Sóc bay, họ Dúi. Về Chim: họ Khướu, họ Trĩ , họ Cu cu, họ Chào mào, họ chim chích; Đặc biệt có những loài đặc hữu hẹp như: Mi Langbian, Khướu đầu đen, Khướu má xám, Sẻ thông họng vàng. Về Bò sát: họ Rắn nước, họ Nhông, họ Rắn hổ, họ Tắc kè, họ Kỳ đà, họ Rùa núi, họ Thằn lằn bóng, họ Trăn, họ Rắn mống, họ Rắn lục, họ Ba ba. Về Ếch Nhái: có các họ: họ Ếch nhái, họ Nhái bầu, họ Cóc nhà, họ Ếch cây; … vv
5. Tình hình hoạt động trong 5 năm qua.
5.1 Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
1/ Tổ chức cho nhân dân trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn nhất là lực lượng Bà con nhận KQLBVR học tập luật bảo vệ và phát triển rừng cho hơn 6.000 lượt người. Mờ 2 lớp thực thi pháp luật cho 60 kiểm lâm viên, Công an xã, Lâm nghiệp xã, các tổ nhận khoán. Phân công từng cán bộ kiểm lâm phụ trách, kiểm tra, giám sát hoạt động của từng tổ nhận KQLBVR; Hàng tháng tham gia họp giao ban với chính quyền Xã và tham gia các buổi họp của các thôn. Phối hợp với địa phương và các đơn vị chủ rừng lân cân tuần tra được hàng chục đợt để điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Lâm luật.
2/ Khoán quản lý bảo vệ rừng: Tổng diện tích giao khoán QLBVR hàng năm của Vườn là : 32.418,24ha cho trên 1.000 hộ và 5 đơn vị tập thể:
3/ Tổng kinh phí chi cho GKQLBVR là: 32.216,44 triệu đồng
4/ Tình hình vi phạm luật bảo vệ rừng và môi trường đã phát hiện và xử lý:
– Lấn chiếm mới đất rừng: 143 vụ với 45,3ha; phạt 38.262.000 đồng.
– Tái lấn chiếm đất rừng 40 vụ diện tích 8,1ha. phá bỏ 16 nhà, chòi làm trái phép trên đất lâm nghiệp.
– Khai thác gỗ 40 vụ tịch thu trên 66,7m3, tạm giữ nhiều máy cầy, xe gắn máy phạt 19.395.000 đồng.
– Khai thác lâm sản phụ 13 vụ tiêu hủy 300kg dớn, phạt 2.610.000 đồng;
– Đốt than 16 vụ , phá bỏ 65 hầm than.
– Khai thác khoáng sản 12 vụ : giải tỏa và đưa ra khỏi rừng hàng trăm lượt người, phá hủy hàng chục chòi, tịch thu 20kg thiếc, phạt 25.040.000 đồng.
– Săn bắt động vật rừng 50 vụ thu giữ 10 súng (2 quân dụng, 8súng săn tự tạo), tiêu huỷ 313,0 kg thịt rừng, tháo dỡ 5.284 dây bẫy thú, phạt 271.126.000 đồng.
5.2 Chương trình Phòng chống cháy rừng:
Vườn đã triển khai và thực hiện tốt phương án PCCC rừng mùa khô hàng năm: Thành lập Ban chỉ huy PCCC rừng, phân công CB-CC trực cháy 24/24 giờ; tổ chức phổ biến những quy định về công tác PCCC rừng cho trên 5.000 lượt người tham gia. Hợp đồng tổ đội trực PCCCR; Làm lán canh lửa; hợp đồng khoán phòng cháy bảo vệ rừng luôn đạt: từ 95 – 100% kế hoạch được giao.
Tổng kinh phí cho hoạt động PCCCR : 1.476,57 triệu đồng;
5.3 Chương trình phục hồi sinh thái:
1/ Trồng mới; 78,0ha trên đất giải tỏa;
2/ Chăm sóc trên 100 ha rừng trồng năm 2 – năm 4;
3/ Nuôi dưỡng rừng trồng giai đoạn II; 798,0ha;, tận thu được 824,0m3
4/ Hợp tác với trường đại học Nông Lâm Thủ Đức; Đại học Quốc Gia của Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Sinh Thái Tài Nguyên Sinh Vật và nhiều đơn vị, trường đại học trong nước, nước ngoài trong công tác nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn.
Tổng vốn đầu tư : 6.559,66 triệu đồng;
5.4 Chương trình Nghiên cứu khoa học:
Thực hiện các đề tài khoa học: Nghiên cứu trồng thử nghiệm phục hồi mốt số loài cây lá kim bản địa quý hiếm (thời gian thực hiện từ 2006-2010). Đề tài điều tra, đánh giá phân loại các loài nấm dưới tán rừng thông tỉnh Lâm Đồng (thời gian thực hiện 2007 – 2009). Đề tài thực nghiệm các giải pháp phòng chống cháy rừng trên địa bàn Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (thời gian thực hiện 4/2008 – 4/2010).
Tổng vốn đầu tư 1.049,67 triệu đồng
5.5 Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên:
Tổ chức tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học cho 100% cán bộ công chức của Vườn; cử 15 cán bộ chủ chốt đi tham quan một số VQG trong nước Tập huấn tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, cho nhân dân 200 lớp với 6.000 lượt người. đưa học 440 học sinh cấp 1&2, đi tham quan tại Vườn; In và phát hàng ngàn tài liệu bướm, tờ rơi phát cho nhân dân.
Giới thiệu về Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà thông qua các kỳ festival hoa Đà Lạt. Xây dựng Website vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
Tổng vốn đầu tư : 383,28 triệu đồng;
5.6 Chương trình hợp tác quốc tế:
Tham gia dự án tại VQG Bidoup-Núi Bà: Dự án thí điểm tiểu hành lang đa dạng sinh học (BC) qua đó đã đầu tư hàng trăm con bò, heo và trên 15.000 cây cà phê cho nhân dân xã Đa Chais, Đa Nhim; nuôi dưỡng 6,0ha rừng dẻ tự nhiên và 35,0ha rừng thông trồng.
Tham gia Dự án “Nâng cao năng lực VQG Bidoup – Núi Bà” (VCF) pha 1. pha 2.
Tham gia dự án “Thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích”, (TFF). – Dự án.
Kết hợp triển khai với Quỹ (WWF) triển khai dự án “Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã VQG Bidoup – Núi Bà”.
Tạo điều kiện cho các viện, trường đại học trong và ngoài nước đến nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
Tổng vốn đầu tư : 4.407,59 triệu đồng
5.7 Chương trình phát triển du lịch sinh thái:
Xúc tiến thành lập trung tâm du lịch sinh thái, xây dựng các dự án về du lịch sinh thái cho Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
5.8 Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn vùng đệm:
Xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng đệm giai đoạn 2009 – 2012. với tổng vốn đầu tư 118.000 triệu đồng
5.9 Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuât:
1/ Biên chế hiện tại là 100người: Gồm khối sự nghiệp 30 người, khối hành chính 70 người (có 09 người dân tộc ít người). bao gồm: Trên đại học 14 người. Đại học: 38 người. Trung cấp 37 người. Sơ cấp 11 người.
2/ Đào tạo : hàng năm đều cử CC, VC đi học : CCCT, CVC, CV, KLVC, tiếng anh, tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ.
3/ Xây dựng cơ sở hạ tầng:
– Xây dựng mới 7 trạm kiểm lâm với quy mô mỗi trạm (150m2 – 170m2), gồm: trạm Núi Bà, trạm K’Lonh Lanh, trạm Hòn Giao, trạm Liêng Ka, trạm Bidoup, trạm Giang Ly, trạm Đưng Iar Riêng. Xây mới 2 chốt QLBVR (50m2/chốt), tại tiểu 102, tiểu khu 114;
– Lập xong quy hoạch 1/2000 và 1/500 cho khu hánh chính dịch vụ 100ha Vướn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
– Xây dựng đường điện trung thế dài 6,0km từ đường 723 vào khu hành chính – dịch vụ
– Xây dựng trụ sở văn phòng làm việc 1.132m2.
– Xây dựng 5 nhà công vụ mỗi nhà 140m2.
– Đang xây dựng đường bê tông cấp nhựa 5 dài 6,0km nối từ 723 vào khu hành chính – dịch vụ.
– Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường phục vụ tuần tra, phòng chống cháy rừng với tổng chiều dài gần 42,0km gồm:
Tổng kinh phí đã đầu tư khoảng 20.000 triệu đồng./.
Phòng KH&HTQT
Tin liên quan
- Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Giai đọan 2006-2010)
- Thực trạng, thách thức quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
- Lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà 5 năm xây dựng và thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
- Báo cáo kết quả hội thảo về quản lý Vườn Quốc gia và khu bảo tồn tại Nhật Bản
- Bảo vệ động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà